Thứ năm 19/12/2024 13:29

Thí điểm quản lý thuốc lá thế hệ mới: Cẩn trọng, phù hợp tình hình thực tế

Theo báo cáo tháng 7/2021 của WHO, 184/193 quốc gia thành viên của tổ chức này đã cho phép kinh doanh và quản lý thuốc lá làm nóng theo luật.

Tại Việt Nam, việc sớm đưa tất cả các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới vào quản lý dưới luật được đánh giá là hành động cấp thiết, trong bối cảnh thị trường chợ đen ngày càng “bành trướng”.

Căn cứ vào tình hình thực tiễn của nước ta, Bộ Công Thươngđề nghị thí điểm quản lý thuốc lá thế hệ mới có thời hạn, áp dụng trước với thuốc lá làm nóng vì phù hợp định nghĩa, thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá. Đề xuất này được đánh giá là thận trọng và phù hợp với mục tiêu đặt sức khỏe người tiêu dùng, cộng đồng và quyền bình đẳng của con người làm trọng tâm.

Nhiều người nhận định giảm tác hại khói thuốc lá là “rất quan trọng”

Khảo sát của báo VnExpress năm 2021, đến 95% người đồng tình rằng giảm tác hại khói thuốc lá có ý nghĩa “rất quan trọng". Trong khi đó, khảo sát do báo Lao động thực hiện tháng 10/2022 cũng cho thấy tỷ lệ người biết đến hoặc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng là rất cao, từ 50-97%. Các kết quả khảo sát này cho thấy sự quan tâm dành cho các sản phẩm thuốc lá giảm tác hại và nhu cầu chuyển đổi thay thế thuốc lá điếu của người hút tại Việt Nam ngày càng tăng.

Nhận thức của người Việt về tác hại khói thuốc lá ngày càng cao

Các chuyên gia cho rằng, sự thay đổi trong nhận thức của người dân là kết quả của nhiều yếu tố. Một là thành tựu của Bộ Y tế cùng các cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền tác hại của khói thuốc lá. Hai là khi việc tiếp cận thông tin ngày càng trở nên dễ dàng, vì mặc dù thông tin trong nước về thuốc lá thế hệ mới còn nhiều ý kiến khác biệt, nhưng người dùng vẫn có khả năng tham khảo nguồn tin đáng tin cậy từ trang web của các tổ chức y tế uy tín trên thế giới như FDA Hoa Kỳ, Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE), Viện Đánh giá nguy cơ Liên bang Đức (BfR), Bộ Y tế Nhật bản và các tổ chức y tế khác ở Mỹ, Anh, Canada, Hà Lan, Ukraine, New Zealand, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Bên cạnh đó, ngày càng nhiều các chuyên gia y tế đầu ngành Việt Nam chia sẻ dẫn chứng khoa học về bản chất của thuốc lá thế hệ mới và vai trò giảm tác hại của thế hệ thuốc lá công nghệ mới này đối với việc cải thiện sức khoẻ người hút thuốc lá điếu khi chuyển đổi, nhất là đối với người bệnh. Tại Tọa đàm Xu hướng tiếp cận giải pháp giảm tác hại thuốc lá tại Việt Nam do báo điện tử VietnamPlus phối hợp với Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức vào tháng 8/2022, PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TP.Hồ Chí Minh cho rằng, với những bệnh nhân không cai bỏ được thuốc lá, việc chuyển đổi giảm tác hại cần được thực hiện càng sớm càng tốt vì lợi ích sức khỏe.

“Khi xã hội xuất hiện nhu cầu thì Nhà nước không thể không quản lý”

Đầu năm 2022, khi chia sẻ ý kiến về vấn đề quản lý thuốc lá thế hệ mới, Phó Trưởng ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng từng cho rằng, khi xã hội xuất hiện nhu cầu thì Nhà nước không thể không quản lý. Ông cũng nhấn mạnh, dứt khoát phải quản lý thuốc lá thế hệ mới và thí điểm thuốc lá thế hệ mới là cần thiết, bởi vì hiện nay các cơ quan nhà nước đang thiếu những luận cứ để đánh giá đầy đủ nhằm xác lập một chính sách. Chia sẻ của ông Lưu Bình Nhưỡng cũng được nhiều người đồng tình.

PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc cho rằng cần quản lý thuốc lá thế hệ mới và từng bước nâng cao năng lực quản lý như cách mà thế giới đang làm

Được biết, WHO cũng từng nhiều lần kêu gọi các quốc gia cần đưa thuốc lá thế hệ mới vào quản lý và chịu sự kiểm soát của luật phòng chống thuốc lá của nước sở tại, dựa trên việc cân nhắc về thực trạng tiêu thụ thuốc lá và mục tiêu chống buôn lậu thuốc lá nói chung.

Từ góc độ luật pháp, các luật sư khẳng định, cần hiểu đúng rằng Luật phòng chống tác hại thuốc lá hiện hành không chỉ hiệu lực với thuốc lá điếu. Điều 2.1 định nghĩa rất rõ rằng “Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác”. Còn điều 2.2 giải thích “sử dụng thuốc lá là hành vi hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc lá”. Dựa trên bản chất sản phẩm, hoàn toàn có thể kết luận rằng, thuốc lá làm nóng hay một số sản phẩm có chứa nguyên liệu thuốc lá khác (như thuốc lá ngậm…) có thể được quản lý ngay bằng Luật hiện hành.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng khi tỷ lệ cai nghiện thuốc lá ở Việt Nam còn rất thấp, nhu cầu chuyển đổi sang các giải pháp giảm tác hại tăng lên, mà sản phẩm chính thống chưa được phép kinh doanh thì mặc nhiên thị trường chợ đen sẽ ngày càng lộng hành. Nhu cầu chính đáng của người dùng trong việc tiếp cận sản phẩm chính danh, có sự kiểm soát của Nhà nước không được đảm bảo, đồng nghĩa với việc quyền lợi của người tiêu dùng chưa được pháp luật bảo vệ kịp thời.

Việc chậm trễ trong việc quản lý thuốc lá thế hệ mới cũng vô hình trung tạo điều kiện cho giới buôn lậu tận dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi cho bản thân, và nguy hại hơn là tấn công giới trẻ. Hệ luỵ lâu dài của vấn đề này được đánh giá là rất nghiêm trọng. Câu hỏi đặt ra là, ai sẽ chịu trách nhiệm cho sức khỏe người dùng và cộng đồng và đâu là cơ sở pháp lý để cơ quan chức năng kiểm soát buôn lậu, ngăn chặn tội phạm ma túy để bảo vệ giới trẻ?

Phong Việt
Bài viết cùng chủ đề: Sản phẩm thuốc lá

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề

Vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở TP. Vũng Tàu: Mẫu thức ăn có vi khuẩn Salmonella, E.coli

Nóng trong người khi làm ngày và tăng ca đêm cuối năm: Làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể?

Vụ hơn 300 người ngộ độc nghi do bánh mì ở Vũng Tàu: Một nạn nhân tử vong

Thừa Thiên Huế: kỷ lục về thời gian ca ghép tim xuyên Việt

Công bằng, bình đẳng tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV/AIDS

Cách giảm stress trước áp lực công việc, chi tiêu cuối năm

Bộ Y tế yêu cầu điều tra, xử lý vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu

Quảng Ninh: Đầu tư nhân lực, nâng cao chất lượng y tế cơ sở

Việt Nam đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số nhanh chóng