Chủ nhật 22/12/2024 12:35

Thêm 2 trung tâm thương mại ra mắt: 'Cuộc đua' đã nóng, sức mua cuối năm liệu có tăng?

Thị trường nội địa liên tục đón tin vui khi nhiều cửa hàng, trung tâm thương mại ra mắt. Điều này kỳ vọng giúp sức mua cuối năm tăng cao.

Ngày 27/7/2024, Vincom đã chính thức khai trương thêm hai trung tâm thương mại mới: Vincom Mega Mall Grand Park tại TP. Hồ Chí Minh và Vincom Plaza Bắc Giang tại TP. Bắc Giang.

Vincom Mega Mall Grand Park tại TP. Hồ Chí Minh

Trước đó, vào cuối tháng 6, Vincom đã ra mắt 2 trung tâm thương mại Vincom Plaza tại Hà Giang và Điện Biên Phủ. Với việc ra mắt liên tiếp 4 trung tâm thương mại mới chỉ trong vòng 30 ngày, Vincom Retail đã nâng tổng quy mô toàn hệ thống lên 87 trung tâm thương mại tại 47 tỉnh thành, khẳng định vị trí hàng đầu tại thị trường với những trải nghiệm mua sắm, ẩm thực và giải trí độc đáo cho khách hàng.

Bên cạnh “ông lớn” ngành bán lẻ Việt này, ngày 20/7 vừa qua, Uniqlo cũng đã khai trương cửa hàng mới tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Grand Park, nâng tổng số cửa hàng tại Việt Nam lên con số 11.

Thị trường bán lẻ từ đầu năm đến nay đón nhiều tin vui với sự ra mắt của nhiều cửa hàng mới. Đáng chú ý, đây đều là những thương hiệu bán lẻ có uy tín, được khách hàng ưa chuộng và gần như mở cửa hàng nào ra kinh doanh đều thu hút rất đông khách hàng. Do đó, sự ra mắt của các cửa hàng này được kỳ vọng sẽ làm “nóng” lên sức mua của thị trường nội địa vốn không quá sôi đông suốt thời gian qua.

Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nửa đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.098,7 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này khá thấp nếu so sánh với con số tăng 11,3% cùng kỳ năm 2023.

Những khó khăn hậu đại dịch Covid-19 vẫn dai dẳng kéo dài và chưa thể khắc phục được ngay trong nửa đầu năm khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng giảm việc làm, đóng cửa, nhiều lao động mất việc. Thói quen thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng khiến nhu cầu mua sắm ở mức thấp, tác động mạnh đến tổng mức bán lẻ trong nửa đầu năm.

Điều này càng được minh chứng rõ ràng hơn ở không khí ảm đạm tại các khu chợ truyền thống lớn của cả nước – nơi chiếm giữ sức mua lớn của người tiêu dùng. Suốt từ năm ngoái đến nay, nhiều khu chợ truyền thống lớn như: Đồng Xuân (Hà Nội), chợ An Đông (TP Hồ Chí Minh), chợ Cồn (Đà Nẵng)… rơi vào tình trạng ế ẩm, sức mua thấp và không ít quầy hàng phải đóng cửa. Kỳ vọng có thể kiếm được khách trên các sàn thương mại điện tử, nhiều tiểu thương chợ truyền thống đã tăng cường bán hàng trên các nền tảng livestream nhưng vẫn đang khá “chật vật” khi đây không phải phương thức bán hàng mà tiểu thương nào cũng có thể sử dụng nhuần nhuyễn.

Chính vì lẽ đó, sự gia nhập thị trường của nhiều “ông lớn” ngành bán lẻ được kỳ vọng rất lớn bởi có thể kích thích tiêu dùng trong người dân bằng nhiều cách khác nhau.

Đơn cử, tại Vincom Hà Giang, doanh nghiệp đã chủ động xây dựng hệ sinh thái nghỉ dưỡng - mua sắm tiện nghi, cũng như điểm đến giao thương tấp nập.

Đặc biệt, Vincom tiên phong đưa mô hình chợ đỉnh Hà Giang vào trong trung tâm thương mại để tạo dựng "biểu tượng thịnh vượng nơi cao nguyên di sản", với các hoạt động lễ hội, văn hóa thay đổi theo tuần giúp quảng bá các món ăn đặc trưng, sản vật quý giá của người dân tộc thiểu số đến với du khách.

Hay, Vincom Plaza Điện Biên Phủ đem tới không gian mua sắm cao cấp kết hợp trải nghiệm độc đáo "Tự hào Điện Biên" với đại cảnh thông tầng, trưng bày hình ảnh, tranh vẽ lịch sử, văn hóa, đưa du khách đến với những giá trị truyền thống độc đáo của mảnh đất anh hùng.

Tại mỗi trung tâm thương mại, Vincom Retail cũng xây dựng quy hoạch các ngành hàng hợp lý để tạo nên trải nghiệm mua sắm "Local Meets Global" - "Địa phương tới toàn cầu" để cuốn hút cả người dân bản địa và khách du lịch.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, chuyên gia Vũ Vinh Phú cho biết, thị trường Việt Nam với 100 triệu dân là thị trường hấp dẫn với người tiêu dùng Việt. Bên cạnh đó, lượng người tiêu dùng trẻ với sức mua cao, nhu cầu lớn chính, ở cả mảng thương mại điện tử và bán lẻ trực tiếp chính là ưu điểm lớn của thị trường bán lẻ Việt Nam.

Tiềm năng là thế, song tại sao thị trường bán lẻ lại là nơi “nhiều kẻ đến, lắm kẻ đi”? Tại sao có những kênh bán lẻ liên tiếp mở rộng mạng lưới, nhưng cũng có những “đại gia” vội rời bỏ thị trường?” – ông Phú đặt câu hỏi.

Nhìn từ AEON – nhà bán lẻ Nhật Bản đã và đang ngày càng mở rộng quy mô ở thị trường bán lẻ Việt Nam, có thể thấy, mô hình tích hợp cả bán lẻ, cả giải trí, văn hoá... cộng với chất lượng hàng hoá và dịch vụ hậu mãi luôn được đảm bảo chính là lý do giúp doanh nghiệp trụ vững ở thị trường. Do đó, những mô hình như Vincom, UNIQLO với cách đi tương tự đang mang lại những kỳ vọng lớn cho thị trường bán lẻ Việt Nam.

Thị trường nội địa là thành tố vô cùng quan trọng, cùng với xuất nhập khẩu và đầu tư, chính là 3 thành tố góp phần tăng trưởng GDP cả nước. Chính vì vậy, sự có mặt của 4 trung tâm thương mại Vincom, cửa hàng thứ 11 của UNIQLO đang đặt ra những hy vọng lớn cho mục tiêu thúc đẩy tiêu dùng, kích cầu mua sắm nửa cuối năm. Từ đó, đóng góp cho tăng trưởng GDP trong một năm dù khó khăn, song cũng có vô vàn cơ hội như năm nay.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Bán lẻ hàng hoá

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều