Huyện Phước Sơn (Quảng Nam)

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Việc này giúp loại bỏ dần những phong tục lạc hậu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo.
Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợKết nối phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng NamKhai mạc ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Những năm qua, huyện miền núi Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và đạt được những kết quả tích cực. Nhiều phong trào, mô hình với cách làm hay, phù hợp đã khơi dậy tinh thần sáng tạo, tự lực vươn lên trong cộng đồng dân cư, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo.

Tuy nhiên, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao (34,67%). Trong đó, một bộ phận nhân dân có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, thu nhập thấp nhưng chi tiêu chưa tiết kiệm, chưa tích lũy cho đầu tư phát triển.

Nhằm giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, thời gian qua huyện Phước Sơn đã ban hành Chỉ thị số 27 về thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Huyện Phước Sơn phát động cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số”. Ảnh: quangnam.gov

Ông Lê Quang Trung - Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho biết, việc này được cụ thể hóa phù hợp với tình hình thực tế, phong tục tập quán của người dân, mang lại hiệu quả thiết thực, không chạy theo thành tích. Kết quả là sản phẩm cụ thể mang lại từ sự thay đổi tích cực về nếp nghĩ, cách làm của đồng bào trong lao động sản xuất, đời sống sinh hoạt.

“Cuộc vận động gắn với các phong trào thi đua yêu nước, tạo khí thế thi đua sôi nổi. Chính quyền và các tổ chức đoàn thể các cấp hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng có hiệu quả nguồn lực của gia đình, nguồn vốn vay để phát triển kinh tế, biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, biết chi tiêu hợp lý để tích lũy vốn tái đầu tư sản xuất, biết triển khai các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả gắn với đề án mỗi xã một sản phẩm...” - Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho hay.

Theo chỉ tiêu đề ra, đến năm 2025 và 2030, 100% hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện được tư vấn, hướng dẫn thực hiện 10 nội dung thay đổi nếp nghĩ, 10 nội dung thay đổi cách làm, bỏ dần những hủ tục lạc hậu, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước, tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững.

Có từ 40% hộ biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, biết chi tiêu hợp lý để tích lũy vốn tái đầu tư sản xuất; hơn 70% hộ có mức thu nhập bình quân 30 - 35 triệu đồng/người/năm, có mô hình sản xuất ổn định, nhà ở kiên cố và một số vật dụng thiết yếu; có 10 - 15% hộ tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số từ 4-5%/năm, đến năm 2030 còn dưới 10%.

Ông Vũ Đình Cuối - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phước Sơn cho biết, thực hiện cuộc vận động, thời gian qua Hội Nông dân huyện Phước Sơn đã triển khai nhiều chương trình, nội dung vận động thay đổi nếp nghĩ trong đồng bào dân tộc thiểu số cho các cán bộ, hội viên hội nông dân thực hiện.

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững
Các mô hình cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao tại huyện Phước Sơn

Theo kế hoạch, Hội Nông dân huyện triển khai tuyên truyền điểm mỗi cơ sở Hội một thôn, tổ dân phố, sau đó sẽ triển khai tại các chi, tổ Hội Nông dân trong toàn huyện… Thời gian tổ chức vào các buổi tối từ ngày 07/8 đến 31/8/2023. Bên cạnh việc tuyên truyền triển khai thực hiện cuộc vận động, Hội cũng lồng ghép tuyên truyền Nghị quyết số 35 của HĐND tỉnh Quảng Nam quy định về cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025.

Cùng với việc tuyên truyền miệng, Hội Nông dân huyện thành lập nhóm zalo, facebook, thường xuyên tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước…, những việc làm hay, cách làm mới để cán bộ, hội viên kịp thời nắm bắt, học và làm theo đạt hiệu quả”, ông Cuối thông tin và cho biết thêm, trong thời gian tới ngoài việc tuyên truyền, Hội Nông dân huyện sẽ phối hợp với Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội huyện xây dựng các mô hình điểm, để hội viên nông dân học tập, nâng cao nhận thức chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, tự lực từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Hạ Vĩ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Xem thêm