Thứ tư 25/12/2024 13:43

Thành viên WTO đánh giá cao Việt Nam trong tạo thuận lợi thương mại

Tại phiên rà soát chính sách thương mại lần thứ hai của Việt Nam diễn ra mới đây, theo qui định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), một số thành viên WTO, trong đó có Hoa Kỳ và Hồng Kông (Trung Quốc) đã đánh giá cao việc thực hiện chủ trương tạo thuận lợi thương mại của Việt Nam.

Trong khuôn khổ WTO, bên cạnh đàm phán và giải quyết tranh chấp, công tác rà soát chính sách thương mại là một trong ba trụ cột, được tiến hành định kỳ đối với tất cả các thành viên, nhằm bảo đảm sự minh bạch trong việc thực hiện các cam kết và nghĩa vụ. Theo đó, Việt Nam nằm trong số các thành viên phải rà soát chính sách thương mại với chu kỳ là 7 năm một lần. Phiên rà soát chính sách thương mại (TPR) lần thứ nhất của Việt Nam, đã diễn ra vào năm 2013 tại Geneva, Thụy Sỹ. Tại phiên rà soát chính sách thương mại lần thứ 2 của Việt Nam, diễn ra theo hình thức trực tuyến vào ngày 27 và 29/4/2021, tại Hà Nội, đã có hơn 40 thành viên WTO thảo luận, đánh giá về chính sách thương mại của Việt Nam. Một số thành viên WTO, trong đó có Hoa Kỳ và Hồng Kông (Trung Quốc), đã đánh giá rất cao nỗ lực của Hải quan Việt Nam trong việc tạo thuận lợi cho thương mại.

Đại biện lâm thời Phái đoàn thường trực Hoa Kỳ tại WTO, đánh giá, Hải quan Việt Nam đã thực hiện hiệu quả các cam kết tại Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại (TFA) của WTO, trong đó có việc ban hành một số biện pháp chống gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp. Đại diện Hoa Kỳ cũng cho rằng, việc hợp tác của Hải quan Việt Nam với Liên minh Tạo thuận lợi thương mại toàn cầu, trong xây dựng hệ thống bảo lãnh thông quan, nếu được triển khai, Việt Nam sẽ là nước đầu tiên của châu Á áp dụng hệ thống tiên tiến này. Đồng thời, đại diện của Hoa Kỳ cũng đề nghị Việt Nam xem xét tham gia việc ủng hộ giải phóng hàng hóa toàn cầu hiệu quả và kịp thời, thông qua đẩy nhanh thực hiện các cam kết tại Hiệp định TFA của WTO.

Phiên rà soát chính sách thương mại lần 2 của Việt Nam trong khuôn khổ WTO

Đại diện Hồng Kông (Trung Quốc), cũng ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong áp dụng quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan phù hợp với chuẩn mực quốc tế, áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, mở rộng áp dụng công nghệ thông tin và trang bị các thiết bị hiện đại trong hoạt động quản lý hải quan. Cơ quan Hải quan Việt Nam cũng áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại trong tình hình đại dịch Covid-19 tác động phức tạp tới kinh tế toàn cầu, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ thông tin vào thông quan hàng hóa, nhanh chóng giải phóng hàng, giảm kiểm tra thực tế hàng hóa và đơn giản hóa thủ tục hải quan.

Liên quan đến tạo thuận lợi thương mại, đặc biệt là việc thực hiện TFA, đại diện Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết: Trong thời gian vừa qua, với sự giúp đỡ của các đối tác, Hải quan Việt Nam đã chủ động, tích cực triển khai các biện pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, trong đó có việc áp dụng cơ chế hải quan điện tử, quản lý rủi ro, chế độ doanh nghiệp ưu tiên. Ngoài ra, đối với việc thực hiện nghĩa vụ thông báo trong Hiệp định Trị giá hải quan, Việt Nam đã thông báo cập nhật các quy định liên quan đến xác định trị giá hải quan.

Để chống chuyển tải bất hợp pháp, năm 2019, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ”, ban hành Nghị quyết 119/NQ-CP về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp. Trên cơ sở đó, Tổng cục Hải quan Việt Nam đã và đang tiếp tục tăng cường áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ ở tất cả các khâu trước, trong và sau thông quan; yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố áp dụng đồng bộ, chặt chẽ các biện pháp nghiệp vụ hải quan từ khâu làm thủ tục hải quan cho đến các biện pháp nghiệp vụ khác, như quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, kiểm soát hải quan…

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều giải pháp khác như khoanh vùng nhóm mặt hàng có nguy cơ gian lận, giả mạo giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cao; rà soát xác định các giao dịch, doanh nghiệp xuất nhập khẩu có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đột biến so với năng lực, quy mô sản xuất để phân tích, quyết định kiểm tra. Tăng cường phối hợp kiểm tra, rà soát việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ đối với một số hàng hóa có dấu hiệu nghi vấn…

Chỉ tính riêng trong năm 2020, Tổng cục Hải quan Việt Nam đã kiểm tra hơn 100 doanh nghiệp có nghi vấn và đã phát hiện 45 vụ việc vi phạm xuất xứ hàng xuất khẩu. Tổng cục Hải quan đã phối hợp với Bộ Công an điều tra vụ việc có dấu hiệu làm giả giấy chứng nhận xuất xứ, tịch thu 3.590 xe đạp nguyên chiếc, hơn 4.000 bộ linh kiện xe đạp và hơn 12.000 bộ linh, phụ kiện lắp ráp tủ bếp là tang vật vi phạm. Sự chủ động tích cực trong công tác phối hợp giữa các cơ quan, bộ ngành trong nước và các cơ quan hải quan và tổ chức quốc tế đã góp phần đảm bảo môi trường thương mại công bằng.

Ngọc Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Bản tin quân sự thế giới ngày 24/12/2024: Anh phát triển vũ khí năng lượng 'sát thủ UAV'

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/12: Nga bắt giữ lính đánh thuê Ukraine; Lữ đoàn Kiev giành thắng lợi

Công tác hội nhập kinh tế quốc tế “vượt khó” tạo đột phá, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư tại Hoa Kỳ

Bản tin quân sự thế giới ngày 23/12/2024: Mỹ và NATO có khả năng chặn được tên lửa Oreshnik?

Hội nhập thành công đưa Việt Nam trở thành 'mắt xích' quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/12: Lính Ukraine đầu hàng vô điều kiện; Ukraine bắn rơi UAV cảm tử Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/12: Lính NATO thiệt mạng ở Kharkov; bất ngờ cách tuyển quân của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/12: Sĩ quan NATO thiệt mạng; Ukraine nhận viện trợ 'khủng'

Mời tham dự Triển lãm toàn cầu Bharat Mobility 2025

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập