Thứ bảy 21/12/2024 03:20

Thành phố Thái Bình đẩy mạnh chuyển đổi số

Thời gian qua, thành phố Thái Bình đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, xây dựng Thái Bình trở thành thành phố thông minh.

Chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng đặt ra trong Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng, phát triển thành phố Thái Bình đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045.

Thời gian qua, thành phố đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm cao, triển khai thực hiện kiên trì, thực chất, hiệu quả, góp phần quan trọng hiện đại hóa nền hành chính và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột

Với mục tiêu xây dựng thành phố Thái Bình phát triển nhanh và bền vững, trở thành đô thị xanh, đô thị cảnh quan, văn minh, hiện đại, có bản sắc riêng, có kết cấu hạ tầng đô thị hiện đại, kết nối thuận lợi, là đầu tàu kinh tế, là trung tâm thương mại, dịch vụ của tỉnh, có sức hút và lan tỏa cao..., Nghị quyết số 03-NQ/TU đề ra nhiệm vụ và giải pháp đi đầu trong đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, xây dựng thành phố thông minh.

Thành phố Thái Bình triển khai gắn mã QR trên bảng tên các tuyến đường phố nhằm giúp người dân cũng như du khách dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu thông tin về các tuyến đường phố của thành phố. Ảnh: Trần Nam

Để thực hiện tốt nội dung này, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Thái Bình đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện; các văn bản chỉ đạo của UBND thành phố, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số thành phố về chuyển đổi số được triển khai kịp thời. Với sự đầu tư mạnh mẽ, hiện nay, hạ tầng số của thành phố và các phường, xã đều kết nối ổn định, bảo đảm an toàn, thông suốt và bảo mật thông tin.

Nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính, phòng họp trực tuyến tại UBND thành phố và UBND các phường, xã của thành phố Thái Bình được bảo trì, kết nối thông suốt đáp ứng các phiên họp trực tuyến, góp phần nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

Thành phố Thái Bình cũng xây dựng chính quyền số, 100% công chức trực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thành phố và các phường, xã thực hiện tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ trực tuyến, số hóa hồ sơ trên cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức, cá nhân quy trình nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công. Đến nay, 100% văn bản điện tử được ký số, tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến đạt 98%.

Địa phương cũng thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố triển khai chương trình thúc đẩy thương mại điện tử, hỗ trợ người dân đưa sản phẩm dịch vụ của mình lên các sàn thương mại điện tử; tăng cường xây dựng hệ thống hạ tầng và dịch vụ nhằm hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, đẩy mạnh chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thành phố cũng tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết một số vấn đề cấp bách của đô thị, tạo nên các thành tố để xây dựng đô thị thông minh. Trong đó, ưu tiên xây dựng hệ thống thông minh ở một số lĩnh vực như an ninh trật tự, giao thông, y tế...

Ông Lê Văn Chung - Phó Trưởng phòng Văn hóa Thông tin thành phố Thái Bình- cho biết: Thành phố đang triển khai đề án lắp đặt 40 mắt camera giám sát tại 11 vị trí. Ngoài ra, các phường, xã triển khai lắp đặt tại các tuyến đường chính, khu vực, địa bàn trọng điểm. Đặc biệt, thành phố đã hoàn thành việc gắn 670 mã QR trên bảng tên đường phố và tại 21 di tích lịch sử văn hóa, qua đó, giúp người dân và du khách dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu thông tin. Trong lĩnh vực giáo dục, phát động và thu hút làn sóng doanh nghiệp công nghệ đầu tư vào giáo dục và đào tạo số; triển khai nền tảng dạy, học trực tuyến, kết nối, phục vụ trực tuyến toàn trình cho công tác giảng dạy, học tập, thi cử cho giáo viên, học sinh, từ đó hình thành hệ sinh thái phát triển giáo dục số.

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Triển khai đồng bộ trên cả 3 trụ cột, chuyển đổi số toàn diện đã tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Thái Bình. Quan trọng nhất, tất cả những thành tựu thành phố đạt được trên tiến trình chuyển đổi số đều thực sự hướng đến lợi ích của người dân, doanh nghiệp.

Ông Dương Văn Ký, xã Đông Hòa (thành phố Thái Bình) là cán bộ hưu trí. Hàng tháng, thay vì ông phải mất thời gian xếp hàng chờ lĩnh lương hưu như trước, giờ đây tiền lương sẽ được chi trả qua tài khoản ngân hàng. Ông Ký bày tỏ: "Lúc đầu, việc thay đổi thói quen dùng tiền mặt với những người cao tuổi như chúng tôi rất khó. Nhưng khi được tuyên truyền về lợi ích của việc chi trả lương hưu qua tài khoản, tôi thấy rất hữu ích nên không đắn đo mà mở luôn tài khoản để nhận lương".

Có mặt tại UBND phường Bồ Xuyên vào những ngày cuối tháng 10, có thể thấy, sự tích cực của cán bộ bảo hiểm xã hội, bưu điện, ngân hàng và lực lượng công an trong việc tuyên truyền người dân nhận trợ cấp, lương hưu qua tài khoản ngân hàng.

Nhờ ứng dụng chuyển đổi số, việc nộp và giải quyết hồ sơ tại Trung tâm hành chính công thành phố Thái Bình đã nhanh chóng và thuận tiện hơn nhiều. Ảnh: Thu Trang

Ông Bùi Quang Đoàn, Chủ tịch UBND phường Bồ Xuyên, cho biết: Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố về việc tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao tỷ lệ chi trả lương hưu, trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt, UBND phường mở đợt cao điểm tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân tạo tài khoản ngân hàng. Hiện nay, tỷ lệ người dân trên địa bàn phường nhận lương hưu, trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt chiếm khoảng 40%. Để nâng cao tỷ lệ này, UBND phường đã xây dựng kế hoạch cụ thể, giao trách nhiệm cho cán bộ, công chức, lực lượng công an cùng với tổ trưởng tổ dân phố thông báo, đôn đốc cán bộ, nhân dân tới các điểm sinh hoạt tập trung của khu dân cư; phối hợp với ngân hàng chuẩn bị cơ sở vật chất, bố trí cán bộ hướng dẫn, tiếp nhận và làm thủ tục tạo tài khoản ngân hàng nhanh chóng, thuận tiện.

Đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thành phố để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bà Trịnh Thị Hường, xã Vũ Lạc, cho biết: "Tôi rất ấn tượng khi được cán bộ hướng dẫn lấy số, xếp hàng chờ làm việc với giao dịch viên theo đúng lĩnh vực. Được cán bộ hướng dẫn tận tình, giải thích cặn kẽ, tôi thấy rất hài lòng".

Với nhiều giải pháp đồng bộ, chuyển đổi số hướng tới xây dựng đô thị thông minh đang tiếp tục được thành phố Thái Bình triển khai. Để đạt được kết quả cao hơn, thành phố chỉ đạo các phòng, ban rà soát các chỉ tiêu về chuyển đổi số chưa đạt, đề ra các giải pháp nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu về chuyển đổi số.

Quỳnh An
Bài viết cùng chủ đề: Thái Bình

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo ‘nóng’ về tinh gọn bộ máy

Sở Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Thương mại Sơn La tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Công ty Thủy điện Sông Bung chúc mừng 80 năm ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Thanh Hóa: Kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, 30 năm thành lập TP. Thanh Hóa

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Cần Thơ: Giao 17 tỷ đồng đầu tư công trung hạn cho bệnh viện tim mạch

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP