Thứ năm 28/11/2024 23:17

Thành phố Hà Nội: Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Thành phố Hà Nội sẽ triển khai nhiều giải pháp nhằm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng theo hướng văn minh, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Đây là khẳng định của bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội – trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Bà Trần Thị Phương Lan – quyền giám đốc Sở Công Thương Hà Nội

Được biết, trong những năm qua, TP. Hà Nội đã tổ chức thành công Sự kiện không dùng tiền mặt. Bà có thể cho biết rõ hơn về sự kiện này?

Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2020, 2021 thu hút 150.000 lượt tiếp cận và 12.000 lượt tương tác tại fanpage Facebook của sự kiện. Các doanh nghiệp tham gia sự kiện có tỷ trọng đạt trên 30%, tổng số lượng giao dịch được thực hiện qua trung gian thanh toán ShopeePay tăng trên 11%. Năm nay là năm thứ ba Hà Nội tổ chức sự kiện không dùng tiền mặt.

Qua sự kiện, sự hiểu biết của người dân, doanh nghiệp về việc thanh toán không dùng tiền mặt đã được nâng lên rõ rệt; nhiều doanh nghiệp tham gia, hưởng ứng...

Đối với Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2022, chúng tôi triển khai rộng rãi đến toàn bộ hệ thống phân phối trên địa bàn. Bên cạnh đó, khuyến khích các hộ tiểu thương kinh doanh tại các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ cũng như tại các chợ truyền thống vận động người tiêu dùng hạn chế sử dụng tiền mặt.

Khai mạc Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2022

Đồng thời, chúng tôi cũng đưa các doanh nghiệp đang triển khai việc thanh toán không dùng tiền mặt như hệ thống ngân hàng, ví Momo, hệ thống siêu thị, thương mại hướng dẫn cụ thể cho người dân, đặc biệt là cho giới trẻ để có thể tiếp cận nhanh chóng với việc thanh toán không dùng tiền mặt và người dân cũng hưởng ứng rất nhiệt tình.

Bên cạnh việc khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt tại các siêu thị, kênh phân phối hiện đại… Sở Công Thương cũng mở rộng đến các hộ tiểu thương kinh doanh, cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ, cũng như tại chợ truyền thống. Việc này sẽ được triển khai như thế nào, thưa bà?

Hiện nay, chúng tôi đã triển khai đến các ban quản lý chợ; đồng thời, đưa các doanh nghiệp đến giới thiệu hình thức thanh toán này đến với bà con tiểu thương. Để từ đó, bà con tiểu thương kinh doanh khi có khách hàng đến, có thể giới thiệu hoặc vận động khách hàng thanh toán qua ứng dụng thanh toán trực tuyến.

Bên cạnh việc thay đổi tư duy của người tiêu dùng thì ngay bản thân các hộ tiểu thương cũng cần thay đổi tư duy và chuyển đổi sử dụng các thiết bị thông minh. Các thiết bị có thể kết nối với đơn vị thanh toán không dùng tiền mặt, tạo thuận lợi hơn trong việc mua sắm hàng hóa.

Theo ghi nhận của chúng tôi thì hiện nay, phần lớn cửa hàng tạp hóa trên các tuyến phố đã hưởng ứng rất mạnh mẽ. Tại các hệ thống phân phối hiện đại việc này là đương nhiên. Còn các bà con tiểu thương tại các chợ truyền thống thì chúng tôi đang triển khai tuyên truyền, thuyết phục.

Theo bà, lợi ích kinh tế của việc thanh toán không dùng tiền mặt là gì? Và cần có những giải pháp nào nhằm khuyến khích người dân không dùng tiền mặt?

Các doanh nghiệp đều có các chính sách ưu đãi cho việc thanh toán không dùng tiền mặt như giảm không lấy phí, hoặc đưa ra những chương trình khuyến mại để khi người tiêu dùng tham gia thanh toán không dùng tiền mặt thì có thể được khuyến mại với nhiều hình thức khác nhau. Từ đó, người tiêu dùng sẽ nhận thấy được lợi ích từ thanh toán không dùng tiền mặt như sự thuận tiện, đồng thời nhận được các chương trình khuyến mại, tri ân từ phía các doanh nghiệp.

Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2022 thuộc Chương trình Khuyến mại tập trung của TP. Hà Nội. Ngoài ra, hàng năm, chúng tôi vẫn tổ chức triển khai các sự kiện liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt trong chương trình quản lý nhà nước cùng với các đơn vị như ngân hàng, thuế và các đơn vị khác.

Thành phố cũng triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm từng bước thay đổi thói quen, hành vi mua sắm của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại; đẩy nhanh tiến trình không sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế để hướng đến một xã hội không dùng tiền mặt. Hướng tới mục tiêu phấn đấu đưa thương mại điện tử của Hà Nội nằm trong Top 1 hoặc Top 2 của cả nước; phấn đấu tăng trưởng thương mại điện tử từ 35-40% trong năm 2022.

Với Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2022, chúng tôi mong muốn lượng khách hàng không dùng tiền mặt từ 51% trở lên. Tăng trưởng thương mại điện tử từ 35-40%. Các chương trình khuyến mại, tri ân cho khách hàng đạt từ 30 – 100%... Người tiêu dùng tham gia thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng với các giao dịch như nộp học phí, viện phí, đóng tiền điện, cước bưu chính viễn thông.... đều được các doanh nghiệp triển khai chương trình hỗ trợ tri ân cho khách hàng. Sở Công Thương hy vọng sẽ thu hút đông đảo người dân hưởng ứng tham gia, tạo thói quen tiêu dùng không tiền mặt, phát triển hoạt động thương mại điện tử và là đòn bẩy kích cầu tiêu dùng, góp phần hoàn thành chỉ tiêu tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ của thành phố.

Bà có thể cho biết về một số mục tiêu của Hà Nội đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt?

TP. Hà Nội phấn đấu thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 45%; giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử đạt 65%; website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến đạt 75%; doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử đạt 45%; doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động đạt 35%.

Đồng thời, duy trì 100% số chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn tham gia Hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QRcode truy xuất nguồn gốc. Duy trì tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử đạt trên 98%.

Tăng lượng khách hàng thanh toán hóa đơn tiền nước trực tuyến lên 98%; 100% khách hàng gọi hỏi đáp qua tổng đài 19004600 và nâng cấp dịch vụ công trực tuyến lên mức 4. Tỷ lệ thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt đạt trên 99,7%; tỷ lệ tiếp nhận các dịch vụ điện trực tuyến phấn đấu đạt 100%; tỷ lệ thực hiện các dịch vụ điện theo phương thức điện tử phấn đấu đạt 100%.

Xin cảm ơn bà!

Thời gian tới, Sở Công Thương TP. Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ triển khai mạnh mẽ các loại hình thanh toán hiện đại; đồng thời, động viên, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Quảng Ninh: Quyết tâm thực hiện mục tiêu xây dựng địa bàn không có tệ nạn ma túy

Lai Châu công bố các quyết định về công tác cán bộ

Hơn 200 gian hàng hội tụ tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Thu Đông 2024

Quảng Ninh phát triển kinh tế biển xanh bền vững gắn với bảo tồn giá trị văn hóa

Hơn 242 tỷ đồng ủng hộ, chung tay cùng tỉnh Quảng Ngãi xóa nhà tạm, nhà dột nát

Quảng Ninh: Định hướng phát triển mới, hướng tới mục tiêu cao hơn

Lai Châu: Tập huấn công tác bảo vệ bí mật Nhà nước

Thanh Hóa: Nguyên nhân nào khiến các dự án hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp chậm tiến độ?

Quảng Ninh: Nâng tầm du lịch với hạ tầng hiện đại, dịch vụ chất lượng

Lai Châu: Tổ chức diễn đàn và tặng Bằng khen cho 10 thanh niên khởi nghiệp xuất sắc

Bình Dương: khởi công dự án chung cư dành cho người thu nhập trung bình

TP. Hải Phòng hướng đến phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Quảng Ninh khẳng định vai trò đầu mối, thúc đẩy liên kết vùng

An Giang: 'Trải thảm đỏ' thu hút đầu tư hàng loạt dự án công nghiệp lớn

Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng