Thứ ba 05/11/2024 20:28

Thành lập Quỹ Việt Nam xanh

Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 523/QĐ-BNV ngày 21/7/2023 về việc cấp giấy phép thành lập Quỹ Việt Nam xanh và công nhận Điều lệ Quỹ.

Theo đó, Quỹ Việt Nam xanh được phép hoạt động sau khi được Bộ trưởng Bộ Nội vụ công nhận Quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, theo Điều lệ Quỹ và quy định của pháp luật.

Biểu tượng (logo) của Quỹ Việt Nam xanh

Quỹ Việt Nam xanh chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan về lĩnh vực Quỹ hoạt động theo quy định của pháp luật.

Quỹ Việt Nam xanh có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản, tự đảm bảo kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động.

Trưởng ban sáng lập Quỹ, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Việt Nam xanh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ và Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Về Điều lệ Quỹ được ban hành kèm theo Quyết định số 523/QĐ-BNV ngày 21/7/2023 như sau: Quỹ Việt Nam xanh có tên tiếng Anh là The Green Viet Nam Foundation (GVF); và có trụ sở tại phòng 606, tòa nhà Kim Ánh, lô A2A, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội; website: quyvietnamxanh.vn; số điện thoại +842437833016; Email: info@vietfores.org.

Quỹ Việt Nam xanh là Quỹ xã hội hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, không vì mục tiêu lợi nhuận.

Quỹ nhằm hỗ trợ giúp đỡ các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng trồng rừng, chế biến gỗ để tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững; hỗ trợ, khuyến khích phát triển các chương trình xây dựng, quảng bá thương hiệu gỗ Việt ở thị trường trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Quỹ được hình thành từ tài sản đóng góp ban đầu của các sáng lập viên và tăng trưởng tài sản Quỹ trên cơ sở vận động tài trợ, quyên góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của Quỹ.

Quỹ được thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận; tự nguyện, tự chủ, tự trang trải kinh phí và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của Quỹ; công khai, minh bạch về tổ chức, hoạt động và thu, chi tài chính, tài sản của Quỹ.

Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật. Không phân chia tài sản của Quỹ trong quá trình Quỹ đang hoạt động.

Các sáng lập viên của Quỹ gồm: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam; Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương; Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai; Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định; Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh; Hiệp hội Gỗ và Lâm sản tỉnh Thanh Hóa; Công ty TNHH Hào Hưng; Công ty CP kỹ nghệ Gỗ Tiến Đạt; Công ty TNHH Kẻ Gỗ.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang

Tuyên Quang: Xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất khiến người dân hoang mang

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: Cần gỡ rào cản pháp lý

Thị trường các bon: Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng

Bình Dương: Ưu tiên phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn