Thứ ba 05/11/2024 09:21

Thanh Hóa quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công cán đích trước 'giờ G'

Đến ngày 17/9, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hoá đạt gần 8.400 tỷ đồng, bằng 59,4% kế hoạch, nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước.

Giải ngân vốn đầu tư công nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước

Theo báo cáo từ UBND tỉnh Thanh Hóa, tính đến ngày 17/9/2024, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hoá đạt gần 8.400 tỷ đồng, bằng 59,4% kế hoạch, cao hơn 9,7% so với cùng kỳ. Như vậy, tính đến nay, tỉnh Thanh Hoá là địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao, nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước.

Đến nay, Thanh Hoá là tỉnh có tỷ lệ giải ngân cao, nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước. Ảnh: Hoàng Minh.

Trao đổi với Báo Công Thương, một lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cho biết: Ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo tỉnh đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt đến các sở, ban, ngành; các địa phương. Trong đó, trọng tâm là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc nhà thầu thi công tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Nhờ đó, công tác giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công của Thanh Hóa đến nay đã đạt được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, để công tác giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt được kết quả như kế hoạch đã đề ra, thì trong thời gian còn lại của năm 2024, các sở, ban, ngành; các địa phương cần phải nỗ lực hơn nữa, quyết liệt hơn nữa để tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, từ đó đẩy nhanh tiến độ các dự án, đặc biệt là dự án trọng điểm.

Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm 2024, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành; tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến giữa UBND tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố về đầu tư công; làm việc trực tiếp với các chủ đầu tư để giải quyết các khó khăn, vướng mắc.

Song song với đó, 05 Tổ công tác giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc nhà thầu thi công tập trung nhân lực, vật tư, máy móc, đẩy nhanh tiến độ thi công; linh hoạt, kịp thời điều chỉnh kế hoạch vốn giữa các dự án, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. Đến nay, nếu không tính số vốn bổ sung thì tỉ lệ giải ngân của tỉnh Thanh Hóa đạt 63,2% kế hoạch, nằm trong nhóm các tỉnh, thành có tỷ lệ đầu tư công cao của cả nước.

Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công cán đích trước “giờ G”

Để đạt được mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công trước ngày 31/12/2024, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và khu vực, các chủ đầu tư khẩn trương, quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ đã được giao.

Cụ thể, tại Công điện số 09, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao các chủ đầu tư, các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và khu vực, UBND các huyện, thị xã, thành phố, tập trung thực hiện nghiêm túc, đồng bộ và có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành từ đầu năm đến nay; tập trung nhân lực, vật tư, máy móc, thiết bị, thực hiện thi công “3 ca, 4 kíp” đối với các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 03 chương trình mục tiêu quốc gia, vốn nước ngoài, các dự án trọng điểm, dự án thuộc tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thanh Hóa. Việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 phải gắn liền với bảo đảm chất lượng, tiến độ công trình, dự án, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí nguồn lực nhà nước.

Đến ngày 17/9/2024, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hoá đạt gần 8.400 tỷ đồng. Ảnh: Xuân Cường.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu người đứng đầu các đơn vị, địa phương được giao quản lý, sử dụng vốn đầu tư công phải xác định việc đôn đốc tiến độ thực hiện và đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu, tập trung ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Trường hợp tiến độ giải ngân vốn năm 2024 chậm so với quy định, cá nhân người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.

Tỉnh Thanh Hóa cũng giao các huyện, thị xã, thành phố rà soát, cắt giảm, dừng thực hiện các dự án sử dụng vốn ngân sách cấp huyện chưa thực sự cần thiết; xác định cụ thể nguồn vốn ngân sách địa phương do cấp huyện quản lý có trách nhiệm phải bố trí vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn đầu tư công do tỉnh quản lý; trên cơ sở đó, khẩn trương rà soát, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, ưu tiên bố trí đủ vốn đối ứng ngân sách cấp huyện cho các dự án này, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đề ra.

Tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các chủ đầu tư và địa phương cần tăng cường đôn đốc nhà thầu thi công tập trung nhân lực, nguyên vật liệu, thiết bị, bổ sung các mũi thi công đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; kiên quyết xử lý nghiêm nhà thầu xây lắp, đơn vị tư vấn không thực hiện theo đúng cam kết trong hồ sơ dự thầu.

Từ nay đến hết năm 2024 chỉ còn 3 tháng, hiện các sở, ban, ngành, các địa phương của tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm; tập trung chỉ đạo quyết liệt, trong đó thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị liên quan để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn của các dự án.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: Giải phóng mặt bằng

Tin cùng chuyên mục

Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình

Ông Nguyễn Ngọc Thiện giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Quảng Ninh: Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Vĩnh Phúc: Công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên

Hòa mình vào Hội Mùa vàng để khám phá vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa độc đáo vùng Đông Bắc

Hà Tĩnh: Chủ động xả tràn hồ chứa nước ứng phó với mưa lớn

Thừa Thiên Huế: Diễn tập cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển

Long An: Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sắp được áp dụng

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dừng thí điểm cho doanh nghiệp quản lý, khai thác chợ truyền thống

Nam Định: Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 67,4%

Đến tháng 6/2025, Bắc Ninh sẽ có tối thiểu 30 điểm sạc xe điện

10 tháng năm 2024, Bắc Ninh thu hút 350 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Nam Định: Vận tải hàng hóa, hành khách tháng 10 tiếp đà tăng

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Nam Định: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2024 tăng 0,55%

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Thái Nguyên: Sau sáp nhập, xuất hiện hàng loạt tên xã, phường, thị trấn mới

Dấu ấn xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh

Ngổn ngang 'núi bùn đất' khi lũ lụt đi qua tại rốn lũ Lệ Thuỷ