Thứ năm 28/11/2024 08:53

Thanh Hóa: Khai hội Xuân Giáp Thìn tại đền thờ vua Lê Thái Tổ

Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thọ Xuân tổ chức lễ Khai hội Xuân Giáp Thìn tại đền thờ vua Lê Thái Tổ.

Ngày 13/2 (tức ngày mùng 4 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại đền thờ vua Lê Thái Tổ, Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thọ Xuân tổ chức lễ Khai hội Xuân Giáp Thìn, hướng tới kỷ niệm 606 năm ngày khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 2024); 596 năm ngày Lê Lợi đăng quang Hoàng đế (1428-2024).

Theo đó, Thái Tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi sinh ngày mùng 6 tháng 8 năm Ất Sửu (1385). Từ khi lớn lên, Lê Lợi đã chứng kiến đất nước ta bị giặc phương Bắc đô hộ; nhiều cuộc khởi nghĩa đã diễn ra và nhanh chóng thất bại. Nhà Minh đã dùng mọi thủ đoạn nhằm hủy hoại nền văn hóa nước ta - đồng hóa dân tộc ta.

Nghi thức tế lễ tại lễ Khai hội Xuân Giáp Thìn 2024

Lê Lợi căm thù lũ giặc bạo ngược nên đã ngày đêm nghiên cứu sách lược, thu phục hiền tài, tích trữ lương thực, vũ khí chờ thời cơ khởi nghĩa. Đầu năm Bính Thân (1416), Lê Lợi cùng 18 anh hùng hào kiệt tổ chức Hội thề tại rừng thiêng Lũng Nhai.

Ngày mùng 2 Tết - Mậu Tuất (1418), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Bình Định Vương Lê Lợi lãnh đạo đã bùng nổ. Rừng thiêng nuôi chí anh hùng, đất lành hội tụ nghĩa quân. Trải qua nhiều hiểm nguy, nếm mật nằm gai, với nghệ thuật quân sự lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều, nghĩa quân Lam Sơn càng đánh càng mạnh, liên tiếp giành được nhiều chiến thắng to lớn.

Cuối năm 1427, với chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đã buộc giặc Minh ký Hòa ước trong Hội thề Đông Quan rút quân về nước. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, đất nước được hoàn toàn giải phóng, ngày 15/4 năm Mậu Thân (1428), tại kinh thành Thăng Long - Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế lập nên triều đại Hậu Lê, một trong những triều đại phát triển huy hoàng của lịch sử phong kiến dân tộc. Từ đây đất nước ta bước vào thời kỳ thịnh trị, thái bình.

Sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã nhanh chóng tổ chức lại bộ máy chính quyền, ban hành chính sách khôi phục sản xuất nông nghiệp, phát triển công thương nghiệp, mở mang văn hóa, đẩy mạnh giáo dục đào tạo nhân tài, nối lại bang giao với các nước láng giềng.

Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đánh trống Khai hội Xuân Giáp Thìn 2024

Mặc dù chỉ ở ngôi gần 6 năm nhưng với tư tưởng nhân nghĩa, trọng dân, thương dân nên chính sự trong nước luôn được yên ổn, trên dưới một lòng, kinh tế phục hồi, đời sống nhân dân ở khắp mọi miền đất nước được ấm no hạnh phúc.

Lễ khai hội Xuân Giáp Thìn năm 2024 là dịp hậu thế kính cáo trước tiền nhân quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; xây dựng đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Nguyên nhân nào khiến các dự án hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp chậm tiến độ?

Quảng Ninh khẳng định vai trò đầu mối, thúc đẩy liên kết vùng

An Giang: 'Trải thảm đỏ' thu hút đầu tư hàng loạt dự án công nghiệp lớn

Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử