Thái Nguyên: Thăng trầm làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Giã Trung

Làng nghề mộc Giã Trung - Thái Nguyên đã qua thời tấp nập ra vào của những đoàn xe chở gỗ. Tiếng cưa, đục, bào cũng vì thế mà thưa thớt.
Thái Nguyên: Liên tục thu giữ lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc Quả ngọt từ sự “đồng lòng”, “thông suốt” ở Thái Nguyên Thái Nguyên: Những người “giữ lửa” nghề mây tre đan truyền thống Thù Lâm

Giã Trung là một ngôi làng thuộc phường Tiên Phong (thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên). Nhờ sự phát triển nhanh chóng của nghề mộc, đời sống của không ít hộ dân trong làng đã được cải thiện và nâng cao.

Thái Nguyên: Thăng trầm làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Giã Trung
Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Giã Trung (phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên)

Vàng son một thuở

Ông Dương Minh Hiến (49 tuổi, làng Giã Trung) hồi tưởng, vào thời kỳ hoàng kim của nghề, đi khắp làng, đâu đâu cũng vang vọng tiếng cưa, đục, bào, tiếng máy xẻ gỗ. Thời điểm đó, chỉ cần ghé thăm bất cứ gia đình nào trong làng cũng có thể cảm nhận được không khí làm việc khẩn trương, cả chủ lẫn thợ đều tất bật.

Vào giai đoạn 2003-2004, một số người dân trong xã đi lao động tại làng nghề gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Bắc Ninh) đã đem theo nghề mộc trở về Giã Trung. Từ đó, nghề mộc xuất hiện và dần trở thành nghề chính của người dân. Ban đầu, nguồn gỗ được sử dụng từ những cây sẵn có trong vườn nhà như xoan, keo, bạch đàn. Theo thời gian, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, người dân nơi đây đã mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm nguồn gỗ quý từ các tỉnh, thành trong nước và cả các quốc gia khác như Malaysia, Lào.

Thái Nguyên: Thăng trầm làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Giã Trung
Nhiều chủ xưởng gỗ đã đầu tư thiết bị máy móc hiện đại để sản xuất

“Thời kỳ hoàng kim nhất của làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Giã Trung là những năm 2012 đến 2015, lúc đấy cả làng có gần 200 xưởng sản xuất. Mỗi xưởng có từ 7 đến 15 lao động, cả làng có 1.700 lao động tham gia sản xuất đồ gỗ. Các lao động không chỉ là người dân sinh ra và lớn lên trong làng mà còn đến từ các địa phương khác. Nghề mộc đã đem lại thu nhập 15 triệu đồng/tháng cho mỗi lao động”, ông Hiến miên man với những dòng hồi tưởng về một thuở vàng son của làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Giã Trung.

Làng nghề Giã Trung có nhiều nghệ nhân tài hoa, với đôi bàn tay khéo léo, tư duy sáng tạo đã tạo ra những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp, được chạm trổ tinh tế, kết hợp hài hòa giữa kiểu dáng cổ điển và hiện đại. Những người làm nghề trong làng, lớp thế hệ trước truyền lại kinh nghiệm cho lớp thế hệ sau lưu giữ những tinh hoa của nghề truyền thống. Các sản phẩm của làng là niềm đam mê, là đứa con tinh thần nên được chăm chút tỉ mỉ, cầu kỳ đến từng chi tiết trang trí, điêu khắc.

Thái Nguyên: Thăng trầm làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Giã Trung
Người thợ mộc cẩn thận, tỉ mỉ trong từng công đoạn

Bên cạnh đó, nhiều hộ làm nghề ở làng Giã Trung đã đầu tư thiết bị máy móc hiện đại để tập trung sản xuất, từ đó đẩy nhanh tiến độ, nâng cao năng suất lao động và độ tinh xảo của sản phẩm. Từ sản xuất các loại đồ gỗ dân dụng, giá bình dân, làng nghề Giã Trung đã chuyển sang sản xuất đồ gỗ cao cấp và gia công cho các xưởng gỗ ở Đồng Kỵ.

Nghề mộc ở Giã Trung đã góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng sống cho người dân nơi đây.

Thái Nguyên: Thăng trầm làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Giã Trung
Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ được chạm trổ tinh tế, cầu kỳ đến từng chi tiết

Nốt trầm của nghề

Sự phát triển nhanh chóng của nghề mộc tại làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Giã Trung kéo dài đến năm 2019 thì bắt đầu chững lại. Làng Giã Trung dần thưa thớt tiếng cưa, đục, bào, tiếng máy xẻ gỗ. Giờ đây, không còn cảnh tấp nập những đoàn xe chở gỗ nối đuôi nhau ra vào làng. Nhiều xưởng gỗ đã đóng cửa, không còn đi vào hoạt động trong suốt một thời gian dài.

Thái Nguyên: Thăng trầm làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Giã Trung
Hiện tại, nhiều xưởng sản xuất cũng chỉ có 2-3 lao động, chủ yếu là tận dụng nhân lực trong gia đình

“Dịch Covid-19 đã để lại hậu quả nặng nề, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ làm nghề. Hiện giờ, những hộ có nhiều vốn thì vẫn thuê nhân công để làm, những hộ có ít vốn chỉ có 2 vợ chồng làm để duy trì hoạt động sản xuất. Nhiều xưởng tạm nghỉ, người lao động đi làm công nhân, mong chờ tới ngày nghề trở lại thời hoàng kim để tiếp tục gắn bó với nghề”, ông Dương Minh Hiến cho biết.

Đồng quan điểm với ông Hiến, ông Dương Văn Huyên (54 tuổi, làng Giã Trung) ngậm ngùi chia sẻ: “Từ cuối năm 2019 đến nay, đã có nhiều hộ trong làng nghề tạm dừng hoạt động. Tại mỗi xưởng sản xuất, trung bình cũng chỉ có 2-3 lao động, chủ yếu là tận dụng nhân lực trong gia đình, còn những thợ, lao động bị mất việc phải đi tìm công việc mới trong các công ty, nhà máy, doanh nghiệp”.

Bên cạnh đó, khó khăn trong việc tìm thị trường tiêu thụ cũng là một lí do khiến tình hình sản xuất kinh doanh tại làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Giã Trung trở nên ảm đạm. “Hàng hóa sản xuất ra nhiều nhưng đầu ra hạn chế, thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, lượng khách mua hàng cũng ngày một ít đi”, ông Huyên chia sẻ.

Thái Nguyên: Thăng trầm làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Giã Trung
Tiếng máy cưa gỗ từng có thời vang vọng khắp làng Giã Trung đang dần thưa thớt

Nếu như trước kia, làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Giã Trung luôn tất bật, nhộn nhịp với gần 200 xưởng mộc thì hiện tại chỉ còn khoảng 40 xưởng còn hoạt động. Trong số đó, xưởng sản xuất của anh Dương Văn Thu (41 tuổi, làng Giã Trung) là cơ sở hoạt động với quy mô lớn nhất với khoảng 10 lao động. Anh Thu cho biết, việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn kể từ năm 2019, thời điểm hiện tại mới chỉ đang trên đà phục hồi và vẫn còn gặp rất nhiều thách thức.

Trao đổi với phóng viên, ông Ngô Ngọc Tâm - Chủ tịch UBND phường Tiên Phong khẳng định, nhiều hộ sản xuất kinh doanh tại làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Giã Trung đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. UBND phường Tiên Phong sẽ vận động, tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân sản xuất, phát triển làng nghề. “Về giải pháp, thứ nhất là phải tìm được đầu ra cho sản phẩm. Thị trường tiêu thụ của sản phẩm bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nhiều quá, cần phải tìm thêm những thị trường mới. Mặt khác, các sản phẩm mới chỉ là làm mộc, cần phải có sự đầu tư về kỹ thuật để sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh, có thể bán ra thị trường được ngay. Bên cạnh đó, nhiều hộ gặp khó khăn về nguồn vốn, người dân mong muốn được tiếp cận với nguồn vốn để tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh”, Chủ tịch UBND phường Tiên Phong cho biết.

Việt Bắc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thái Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Nam: Bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Quảng Nam: Bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Tỉnh Quảng Nam yêu cầu chủ đầu tư các công trình nguồn và lưới điện tập trung mọi nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án, công trình.
Cao Bằng: Kịp thời ngăn chặn vụ giả mạo công an lừa đảo 300 triệu đồng

Cao Bằng: Kịp thời ngăn chặn vụ giả mạo công an lừa đảo 300 triệu đồng

Một người dân huyện Quảng Hòa (Cao Bằng) bị các đối tượng lừa đảo giả mạo công an, yêu cầu chuyển hơn 300 triệu đồng để "phục vụ điều tra", nếu không sẽ bị bắt.
Lai Châu: Phổ biến quy định về bảo vệ tài nguyên khoáng sản đất hiếm đến người dân

Lai Châu: Phổ biến quy định về bảo vệ tài nguyên khoáng sản đất hiếm đến người dân

Công an huyện Tam Đường phối hợp với Công ty Cổ phần đất hiếm Lai Châu- Vimico… tổ chức cắm biển pano tuyên truyền về các quy định bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Theo kế hoạch, dự án đường 991B phải hoàn thành vào tháng 6/2024. Tuy nhiên, vì nhiều lí do, dự án này được gia hạn hoàn thành vào cuối tháng 9/2024.
Thanh Hóa: Đấu giá thuyền vỏ sắt hút cát trái phép trên sông Bưởi

Thanh Hóa: Đấu giá thuyền vỏ sắt hút cát trái phép trên sông Bưởi

Chiếc thuyền vỏ sắt là tang vật của một vụ khai thác cát trái phép vừa được Công an tỉnh Thanh Hóa bán đấu giá thành công, sung công quỹ nhà nước 137 triệu đồng

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh: 6 kiên trì giúp địa phương giữ vững ngôi vị quán quân PCI

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh: 6 kiên trì giúp địa phương giữ vững ngôi vị quán quân PCI

Ông Cao Tường Huy – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBDN tỉnh Quảng Ninh nêu rõ 6 kiên trì giúp Quảng Ninh giữ vững ngôi vị quán quân PCI.
Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Theo công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 thì tỉnh Bắc Giang xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất.
Lạng Sơn: Nhiều cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn khi lái xe bị xử lý

Lạng Sơn: Nhiều cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn khi lái xe bị xử lý

Trong 4.000 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn bị Công an Lạng Sơn xử lý, có 122 trường hợp là cán bộ, công chức, đảng viên.
Đại tá Lê Ngọc Anh làm Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa

Đại tá Lê Ngọc Anh làm Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa

Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định bổ nhiệm Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đối với Đại tá Lê Ngọc Anh, Phó Giám đốc Công an tỉnh.
Lai Châu: Phổ biến Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn thi hành đến địa phương, doanh nghiệp

Lai Châu: Phổ biến Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn thi hành đến địa phương, doanh nghiệp

Sáng nay (9/5), UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn thi hành.
Thanh Hóa: Hàng loạt sản phẩm OCOP hội tụ tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Hàng loạt sản phẩm OCOP hội tụ tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Hơn 30 gian hàng với nhiều sản phẩm OCOP nổi tiếng xứ Thanh đã được quảng bá, bày bán tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024 tổ chức tại huyện Cẩm Thủy.
Quảng Ninh: Phát triển kinh tế biển bám vào các trụ cột theo hướng bền vững

Quảng Ninh: Phát triển kinh tế biển bám vào các trụ cột theo hướng bền vững

Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ chú trọng vào phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững, dựa trên nền tảng tăng trưởng xanh.
Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Ngày 9/5, Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3 sẽ được tổ chức tại Hà Nội với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Quảng Bình: Việc thực hiện chi trả tín chỉ cacbon còn nhiều trở ngại

Quảng Bình: Việc thực hiện chi trả tín chỉ cacbon còn nhiều trở ngại

Trong năm 2023, Quảng Bình được phân bổ 82,476 tỉ đồng. Tuy nhiên việc bán tín chỉ carbon hiện còn một số vướng mắc nhất định.
Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Phát huy mọi nguồn lực, sự chung tay góp sức của người dân, Mù Cang Chải đã phát triển mạnh mạng lưới giao thông, xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ninh: Đón “đại bàng”, quyết tâm hút 3 tỷ USD vốn FDI

Quảng Ninh: Đón “đại bàng”, quyết tâm hút 3 tỷ USD vốn FDI

Để đạt mục tiêu đạt ít nhất 3 tỷ USD trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ngay từ những tháng đầu năm 2024, Quảng Ninh đã đề ra nhiều giải pháp.
Đà Nẵng: 8 doanh nghiệp tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa

Đà Nẵng: 8 doanh nghiệp tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa

Việc tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu tại Đà Nẵng sẽ góp phần tạo động lực, giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Phú Yên dành hơn 32 ha để phát triển nhà ở xã hội

Phú Yên dành hơn 32 ha để phát triển nhà ở xã hội

Năm 2024, Phú Yên dự kiến phát triển 6 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích khoảng 32,1 ha.
Thanh Hóa chuyển đổi đất rừng để thực hiện dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Thanh Hóa chuyển đổi đất rừng để thực hiện dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng thực hiện dự án đường dây 220kV Trạm cắt Nậm Sum (Lào) – Nông Cống (đoạn qua tỉnh Thanh Hóa).
Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam và đề nghị kết nối thu hút đầu tư doanh nghiệp Canada.
Sóc Trăng: Phát triển du lịch bằng chiến lược giữ gìn bản sắc văn hóa

Sóc Trăng: Phát triển du lịch bằng chiến lược giữ gìn bản sắc văn hóa

Tỉnh Sóc Trăng ban hành nhiều chính sách, đề án phát triển du lịch theo hướng bền vững gắn liền với văn hóa lễ hội và du lịch sinh thái.
Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng tầm nhìn đến năm 2050 có gì mới?

Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng tầm nhìn đến năm 2050 có gì mới?

Phấn đấu đến năm 2030, Lâm Đồng trở thành “Thiên đường xanh” với sức hút của các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái - chăm sóc sức khỏe - thể thao cao cấp
Quảng Nam: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện nếu không giải ngân hết nguồn vốn

Quảng Nam: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện nếu không giải ngân hết nguồn vốn

Các chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện về việc không giải ngân hết nguồn vốn các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Lào Cai: Tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật

Lào Cai: Tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật

UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm…
Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Được thành lập từ năm 2019 nhưng đến nay Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc (Thanh Hóa) đang chậm tiến độ kéo dài vì vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động