Thái Lan “đón đầu” vai trò Chủ tịch APEC năm 2022 với 3 nội dung cốt lõi
Thực tế cho thấy, có rất nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng Wellington đã thành công trong việc tăng cường hơn nữa cam kết của các thành viên trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe hiện nay để đảm bảo khả năng phục hồi và bền vững của khu vực. Chủ tịch APEC hiện tại cũng đang thúc đẩy các chính sách kinh tế và thương mại dựa trên các chính sách kinh tế vĩ mô và cải cách cơ cấu cũng như tăng cường sự tham gia của các bên liên quan hướng tới phục hồi bền vững, toàn diện và kết nối kỹ thuật số.
Sau ngày 12/11, chiếc ghế Chủ tịch APEC sẽ được chuyển sang cho Thái Lan, đánh dấu một bước ngoặt khác đối với quan hệ đối ngoại của Thái Lan. Đây không phải là lần đầu tiên Thái Lan đăng cai tổ chức các hội nghị quốc tế khi nước này đã từng tổ chức Hội nghị Á Âu đầu tiên vào năm 1995 và là Chủ tịch APEC năm 2003. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, môi trường kinh tế toàn cầu và khu vực đã bị phá vỡ bởi Covid-19 và biến đổi khí hậu. Những thành tựu đáng nhớ trong khoảng thời gian này sẽ là những biện pháp thực sự và hiệu quả giúp cứu sống và cải thiện sinh kế trong khi không để ai bị bỏ lại phía sau.
Với vai trò dẫn dắt của vị trí Chủ tịch APEC, Chính phủ Thái Lan muốn sử dụng cơ hội để tạo ra "một chương mới" trong phát triển kinh tế của Thái Lan trong thế giới hậu Covid-19 một cách bền vững và cân bằng. Điều đó phụ thuộc vào ba nguyên tắc chỉ đạo định hướng là “Cởi mở, kết nối, cân bằng” - chủ đề của năm APEC Thái Lan trong 365 ngày tới khi nước này cố gắng tiếp nối những thành tích của năm 2021.
Với gần 18 tháng tham vấn và thảo luận với các quan chức từ nhiều bộ và khu vực tư nhân để xác định quỹ đạo và thực chất của APEC năm 2022 dưới sự chủ trì của Thái Lan. Với 21 nền kinh tế, APEC chiếm một nửa thương mại toàn cầu và 60% tổng GDP bao gồm 3 tỷ người. Nguyên tắc đầu tiên là "cởi mở" có nghĩa là mở cho mọi cơ hội và như vậy, các thành viên APEC nên cởi mở với các hiệp định thương mại tự do tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư với cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm.
Nguyên tắc thứ hai là "kết nối" có phạm vi khá rộng và Chủ tịch Thái Lan coi sự kết nối của cả ba yếu tố thời gian, không gian và con người như một phương tiện để thúc đẩy phục hồi kinh tế cho khu vực cũng như phần còn lại của thế giới trong những cách bền vững.
Nguyên tắc thứ ba là "cân bằng" và ở đây Thái Lan tìm cách thúc đẩy tăng trưởng và phát triển cân bằng theo hướng bao trùm. Ba nguyên tắc cũng liên quan tốt đến mô hình kinh tế mới của nước này, được gọi là Nền kinh tế xanh - tuần hoàn - sinh học, hay BCG. Chính phủ Thái Lan sẽ sử dụng chiến lược này để tăng tốc phát triển kinh tế và xã hội. Mô hình BCG tích hợp kinh tế sinh học, kinh tế tuần hoàn và kinh tế xanh.
Nền kinh tế mới này có cách tiếp cận bốn hướng với mục tiêu đầu tiên là nâng cao giá trị kinh tế của các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm bằng cách áp dụng công nghệ sinh học để tạo ra những đổi mới và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng toàn cầu. Cách tiếp cận thứ hai là xây dựng công nghệ và nguồn nhân lực trong nghiên cứu và phát triển y tế và dược phẩm. Cách tiếp cận thứ ba liên quan đến việc nâng cấp và thúc đẩy khả năng cạnh tranh bền vững của các ngành BCG Thái Lan với kiến thức, công nghệ và đổi mới liên quan đến sản xuất xanh. Cách tiếp cận thứ tư là tập trung vào việc xây dựng khả năng chống chịu với những thay đổi toàn cầu.
Mục tiêu cuối cùng của Thái Lan là thay đổi cách sống của con người trở nên cân bằng hơn, bền vững hơn và thân thiện với môi trường. Dưới sự chủ trì của Thái Lan, các nỗ lực sẽ được tập trung vào việc thúc đẩy phát triển bền vững, cân bằng và bao trùm trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường mà mọi người dân đều có thể thụ hưởng. Các ưu tiên khác sẽ bao gồm thuận lợi hóa thương mại và đầu tư sẽ giúp đạt được sự thịnh vượng lâu dài trong khu vực. Cuối cùng, nỗ lực phục hồi kết nối - để thúc đẩy sự phục hồi và phát triển kinh tế trong thế giới hậu Covid-19 - sẽ tiếp tục được hướng tới trong năm APEC 2022.