Thứ sáu 09/05/2025 04:33

Techcombank tăng trưởng CASA 2 quý liên tiếp, hé lộ 3 lợi thế khác biệt

Số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của Techcombank đến từ hai hoạt động chính của khách hàng là giao dịch hàng ngày và giao dịch phục vụ nhu cầu đầu tư.

Để thúc đẩy CASA, Techcombank (HOSE: TCB) tập trung xây dựng giải pháp nâng cao năng lực, giá trị cho khách hàng trong dài hạn, đưa TCB trở thành ngân hàng giao dịch chính, từ đó tạo lợi thế cho tăng trưởng CASA.

Lý do CASA toàn ngành sụt giảm

Techcombank kết thúc quý 3 năm 2023 với số lượng khách hàng lên tới gần 13 triệu, tăng thêm khoảng 2.2 triệu khách hàng được thu hút mới (tăng gấp 3 lần so với lũy kế 9 tháng 2022), trong đó 44.4% gia nhập qua các kênh kỹ thuật số và 42.9% thông qua các đối tác trong hệ sinh thái.

Techcombank tăng trưởng CASA 2 quý liên tiếp

Tại thời điểm 30/09/2023, tiền gửi của khách hàng đạt 409 nghìn tỷ đồng, tăng 14.1% so với đầu năm và 7.1% so với cuối quý 2. Số dư CASA tăng trong quý thứ 2 liên tiếp, đạt 137.6 nghìn tỷ đồng, tăng 3.2% so với quý 2.

Chia sẻ tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư quý 3/2023, ông Phùng Quang Hưng – Phó TGĐ Techcombank cho biết, động lực tăng trưởng CASA đến từ hai nguồn giao dịch chính của khách hàng là giao dịch hàng ngày, như chi tiêu gia đình, du lịch..., và giao dịch phục vụ nhu cầu tích lũy, đầu tư để tối ưu hóa tài sản. Đối với loại hình giao dịch cho nhu cầu đầu tư, động lực tăng trưởng CASA bị tác động bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh, như lãi suất hay biến động thị trường chứng khoán, trái phiếu… Tuy nhiên, trong bối cảnh môi trường lãi suấtđã bình thường trở lại và thanh khoản hệ thống dồi dào hơn, khách hàng vẫn có xu hướng gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn vì các cơ hội đầu tư vẫn còn hạn chế, phần lớn là do tâm lý lo ngại về thách thức tiềm ẩn ở nền kinh tế cả trong và ngoài nước. Đây là lý do khiến CASA toàn ngành sụt giảm.

3 lợi thế khác biệt của Techcombank

Để vượt qua thách thức này và tạo đà tăng trưởng CASA, theo ông Hưng, Techcombank tập trung vào 3 trụ cột quan trọng.

Đầu tiên là giải pháp thúc đẩy giao dịch, đưa trải nghiệm, sản phẩm liên quan đến giao dịch mang tính chất may đo, cá nhân hóa đến từng khách hàng. Cụ thể, Techcombank tiếp cận theo chuỗi giá trị từ nhà cung cấp, đến nhà sản xuất, nhà phân phối, rồi đến tay người tiêu dùng để thúc đẩy lưu thông, giao dịch phi tiền mặt, từ đó tăng CASA. Chẳng hạn, Techcombank tập trung vào giải pháp thanh toán tiện lợi và an toàn với Tpay ở các chuỗi cửa hàng Winmart để thu hút người tiêu dùng. Ở phía đơn vị bán hàng, Techcombank cung ứng giải pháp thu hộ, thanh toán QR247 giúp tối ưu hóa thời gian, chi phí vận hành. Ở cấp độ doanh nghiệp lớn, nhà sản xuất, Techcombank đưa ra giải pháp quản lý dòng tiền, tối ưu thanh khoản.

“ác giải pháp thanh toán của Techcombank giúp giải quyết những bất cập mà doanh nghiệp, nhà bán lẻ (merchant) đang gặp phải ở nhiều góc độ, phục vụ toàn diện chuỗi luân chuyển hàng – tiền. Chúng tôi cung cấp những nền tảng mang tính chuyên biệt và khác biệt, để ngay cả khi các doanh nghiệp dùng 2, 3 ngân hàng trở lên, đều có thể quản lý trạng thái tài chính trên một báo cáo chung, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp”, ông Hưng chia sẻ.

Thứ hai là thúc đẩy tín dụng, cấp vốn cho khách hàng để thúc đẩy giao dịch hàng ngày tiêu dùng & sản xuất. “Chúng tôi hướng đến giúp khách hàng tiếp cận tín dụng dễ dàng nhất, phù hợp nhất nhưng vẫn quản trị được rủi ro, duy trì chi phí ở mức lành mạnh”, Phó TGĐ Techcombank cho biết.

Trong tiêu dùng hay trong kinh doanh, khách hàng luôn có nhu cầu vốn. Nếu đáp ứng được nhu cầu đó thì sẽ thúc đẩy được giao dịch, thúc đẩy kinh doanh, qua đó mang lại CASA tăng trưởng cho ngân hàng. “Một khách hàng sử dụng thẻ tín dụng sẽ mang lại nhiều CASA, hơn khách hàng không sử dụng thẻ, từ 10%”, ông Hưng cho biết.

Cuối cùng, đối với các sản phẩm đầu tư và tối ưu hóa tài sản, Techcombank giúp khách hàng có nhiều tài sản đầu tư theo những khẩu vị rủi ro khác nhau, đạt hiệu suất tốt nhưng đảm bảo bền vững chứ không đánh đổi rủi ro không lường trước.

Theo ông Hưng, khi khách hàng đầu tư sản phẩm tài chính khác nhau cũng có mối quan hệ mật thiết đến CASA. Chẳng hạn khi tài sản tài chính (AUM) của khách hàng tại TCB tăng gấp đôi thì CASA tăng 25%. TCB hiện đang quản lý hơn 300 ngàn tỷ tài sản khách hàng, chiếm 50% thị phần khách hàng thu nhập cao. Các sản phẩm TCB đa dạng như

cho vay mua nhà, chứng chỉ quỹ REITs, trái phiếu (TCBS chiếm 61% thị phần phát hành trái phiếu trong 9 tháng năm 2023), cổ phiếu, bancassurance, chứng chỉ tiền gửi…

Trong ngắn hạn của năm 2023, ông Hưng cho rằng trước yếu tố vĩ mô, sự phục hồi hoạt động giao dịch của khách hàng còn yếu, chưa quay lại như trước, tỷ lệ CASA sẽ ở mức đi ngang hoặc giảm nhẹ so cuối năm ngoái. Nhưng về triển vọng dài hạn, những giải pháp Techcombank đang làm và triển vọng kinh tế 2024, đầu tư công, vốn FDI, cùng chính sách chung thúc đẩy thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu,… tỷ lệ CASA của Techcombank được dự báo sẽ đi lên, duy trì vị thế vượt trội so với mặt bằng ngành ngân hàng.

Hồng Thắm
Bài viết cùng chủ đề: Tài chính ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

Niềm tin là 'đồng tiền' mạnh nhất của ngân hàng Việt

Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Agribank trao tặng 37 căn 'nhà hy vọng' tại Hà Tĩnh

BAOVIET Bank cho vay cá nhân lãi suất chỉ từ 3%

KienlongBank ghi nhận kết quả quý I/2025 ấn tượng

Chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước, Vietcombank hoàn 50% vé Metro tới 450.000 VND

Cổ đông VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ đô

Việt Nam trước ‘ngã rẽ’ tài sản số, tín chỉ carbon

Kết quả kinh doanh OCB quý I/2025 giữ đà tăng trưởng tốt

Lãi suất huy động tăng trở lại, kỳ hạn ngắn sát “trần”

Con đường tiền tệ huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ

Tài sản số, tín chỉ carbon: 'Mảnh ghép' mới cho tài sản bảo đảm?

Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

VIB: Lợi nhuận quý 1/2025 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, CASA tăng 17%, thực hiện chia cổ tức 21%

Đại hội cổ đông 2025: LPBank xác định tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số