Thứ tư 13/11/2024 07:51

Tây Ninh: 6 người bị ngộ độc thực phẩm do ăn nấm rừng

Sau khi vào rừng hái nấm về chế biến ăn, 6 trường hợp bị ngộ độc thực phẩm. Hiện đã có 2 người xuất viện, 4 người đang được tiếp tục theo dõi, điều trị.

Thông tin từ Ủy ban nhân dân huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, địa phương vừa ghi nhận 6 trường hợp ngộ độc thực phẩm sau khi ăn nấm rừng.

Cụ thể, 6 trường hợp đều cư ngụ tại xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, được cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện vào các ngày 3, 6 và 7/6 trong tình trạng nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu. Hiện đã có 2 người xuất viện, 4 người đang được tiếp tục theo dõi, điều trị.

Thông tin ban đầu, các nạn nhân vào rừng hái nấm trứng gà, trứng ngỗng về ăn. Trong quá trình hái có xen lẫn vài loại nấm có màu đen xám không rõ tên, có hình dáng tương tự nấm than nên đem về chế biến cho gia đình, bạn bè cùng ăn.

Đến ngày 7/6, các nạn nhân bị nôn ói, đau bụng, chóng mặt, tiêu chảy và được gia đình đưa vào Trung tâm y tế huyện cấp cứu.

6 trường hợp bị ngộ độc sau khi ăn nấm rừng. Ảnh minh họa

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã tiến hành kiểm tra, xác nhận thông tin về các trường hợp nghi ngộ độc do ăn nấm rừng.

Trước đó ngày 7/6, 3 người trong cùng một gia đình tại huyện Tân Biên (Tây Ninh) cũng bị ngộ độc sau khi ăn nấm lạ. Dù đã được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) để cấp cứu nhưng một nạn nhân đã tử vong, những người còn lại vẫn đang được điều trị tích cực.

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Dương Minh Châu cho biết sau sự việc có người ở huyện Tân Biên tử vong do ăn nấm rừng, ngày 8/6, Ủy ban nhân dân huyện ban hành công văn gửi Trung tâm y tế huyện và các ban, đoàn thể, các xã, thị trấn về việc tăng cường tuyên truyền phòng, chống ngộ độc nấm trong nhân dân.

Ngành chức năng khuyến cáo, thời tiết đang vào mùa mưa, cũng là mùa các loại nấm, trong đó có nhiều loại nấm thường mọc lẫn nấm độc, rất khó phân biệt. Do đó, người dân không nên hái bất cứ loại nấm nào trong rừng về làm thức ăn, bởi có nhiều loại nấm độc, khi ăn vào sẽ tác động lên hệ tiêu hóa, gây đau bụng, ói, tiêu chảy, sau đó sẽ dẫn đến hệ thần kinh và gây nên hiện tượng co giật và gây tổn thương các cơ quan gan thận; nếu không biết cách xử lý và đưa đến bệnh viện trễ sẽ gây suy đa cơ quan, suy gan, suy thận, rối loạn nhịp tim, diễn tiến bệnh sẽ nặng thêm, nguy cơ tử vong là rất cao.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: Ngộ độc thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh

Kẻ đi chơi xa, người ở nhà thanh lọc cơ thể chuẩn bị vào mùa bận rộn cuối năm

Bộ Y tế công bố 78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm giảm cân TIGI MAX PLUS chứa chất cấm

Trà sữa và mối liên quan tới bệnh tiểu đường, tim mạch

Bé gái Làng Nủ hồi sinh kỳ diệu sau thảm họa lũ quét

Hút thuốc lá khi lái xe: Nguy hiểm rình rập trên từng cây số

TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện E-star, IDE, MT Korea và loạt cơ sở bị đình chỉ hoạt động

Bộ Y tế bổ nhiệm nhân sự điều hành Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa

30.000 người Việt tử vong mỗi năm do tai nạn thương tích

Bộ Y tế liên tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc

Phát triển hệ thống kiểm nghiệm, giảm thiểu sự cố về an toàn thực phẩm

Đa dạng hình thức phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học

Bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm chi tiền túi cho người dân