Thứ hai 02/12/2024 21:39

'Tàu ma' Vitranschart sang nhượng tàu Viễn Đông hơn 20 năm tuổi, thu gần 50 tỷ đồng

Thương vụ không lớn, nhưng là một bước đáng chú ý trong chuỗi hoạt động tái cấu trúc và xử lý các khoản nợ tồn đọng của Ban lãnh đạo Vitranschart (VST).

Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart, UPCoM: VST) - thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC, sở hữu 43,32% vốn điều lệ) thông báo vào ngày 28/11 vừa qua, doanh nghiệp đã hoàn tất công tác chuyển nhượng và bàn giao tàu Viễn Đông 3 cho người mua tại khu vực Vũng Tàu.

Theo thông tin từ Công ty Đấu giá hợp danh Bắc Trung Nam, giá trị của thương vụ là gần 47 tỷ đồng, phù hợp đối với chiếc tàu chở hàng tổng hợp 20 năm tuổi (đóng từ năm 2004), có trọng tải toàn phần 6.596 DWT. Trước đó, tàu Viễn Đông 3 được thế chấp ở Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Đông Bắc.

Trước đó, Vitranschart cũng đấu giá tàu VTC Sun trong năm 2023 (Ảnh: Vitranschart)

Tuy rằng thương vụ không lớn, song, là một bước đáng chú ý trong chuỗi hoạt động tái cấu trúc và xử lý các khoản nợ tồn đọng kéo dài đáng khích lệ của ban lãnh đạo, dưới sự dẫn dắt của Tổng giám đốc Trịnh Hữu Lương - người được ví von là thuyền trưởng của chiếc "tàu ma" này.

Vitranschart rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài từ năm 2007 - 2020, chịu ảnh hưởng nặng nề từ diễn biến thị trường chung, cùng với những yếu tố đáng quan ngại như đại dịch Covid-19 làm gián đoạn hoạt động giao thương, khiến ngành vận tải biển trầm lặng cả trong và ngoài nước. Trong suốt thời gian 13 năm, Vitranschart liên tục thua lỗ dẫn đến không còn nguồn để chi trả.

May mắn là vài năm trở lại đây, ngành vận tải biển đã có những tín hiệu khởi sắc, nhờ được hưởng lợi từ sự cố tắc nghẽn vận tải qua kênh đào Suez liên quan tàu Ever Given (của hãng Evergreen) và sự tắc nghẽn việc dỡ hàng do Covid-19. Giao thương tăng trưởng trở lại trong giai đoạn mở cửa sau dịch bệnh cũng góp phần tạo nên bức tranh tương đối khả quan của ngành.

Với Vitranschart, được sự hỗ trợ từ Chính phủ, các ngân hàng, và chỉ đạo sát sao của VIMC, họ đang tái cơ cấu tài chính khá thành công với gần 2.000 tỷ đồng được xóa nợ trong 3 năm qua, giúp cải thiện kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, chặng đường phía trước vẫn còn gập ghềnh và thách thức, vốn chủ sở hữu tiếp tục âm 722 tỷ đồng, kèm với 1.133 tỷ đồng nợ phải trả cho đối tác, ngân hàng, tính đến ngày 30/9/2024.

Mới đây, họ còn hoàn tất việc phát hành 2 triệu cổ phiếu VST cho Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) để hoán nợ, với tỷ lệ 10.000 đồng nợ cho 1 cổ phiếu (20 tỷ đồng).

Vitranschart đặt mục tiêu bước vào giai đoạn ổn định và phát triển từ năm 2025 - 2030, sau khi tái cơ cấu tài chính thành công. "Kim chỉ nam" của doanh nghiệp là tận dụng tối đa cơ hội thị trường, tổ chức khai thác đội tàu theo hình thức cho thuê định hạn, tranh thủ thời cơ để tự khai thác một số chuyến hàng có hiệu quả nhằm nâng cao năng lực và phù hợp với tình hình thực tế, trên cơ sở báo cáo đánh giá thông tin thị trường; tăng cường khả năng tiếp cận thị trường trong mọi điều kiện, tránh tàu nằm chờ hàng; lên phương án tìm kiếm và đào tạo nguồn lao động mới từ các công ty cung ứng thuyền viên khác…

Vitranschart cũng có kế hoạch xây dựng tòa nhà văn phòng cho thuê với diện tích 1.000 m2, dự kiến cao khoảng 10 - 15 tầng tại địa chỉ 428 Nguyễn Tất Thành, quận 4, TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, chuyển đổi tái cơ cấu, xây dựng mô hình cho 2 doanh nghiệp thành viên là Công ty TNHH Cung ứng thuyền viên SCC (Công ty SCCM) và Công ty TNHH Quản lý tàu biển Hải Đăng.

"Vitranschart sẽ chuyển thành mô hình công ty mẹ thuần túy quản lý vốn đối với các công ty thành viên. Nói cách khác, Vitranschart muốn đi vào chuyên sâu, hình thành công ty con quản lý chuyên nghiệp từng lĩnh vực…", đại diện Vitranschart chia sẻ.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VST đang vào diện hạn chế giao dịch do vốn chủ sở hữu âm nhiều năm. Thị giá thấp, tương đương "cốc trà đá" chỉ với 2.800 đồng/cp.

Lô đất 428 Nguyễn Tất Thành, quận 4 của Vitranschart đang thu hút sự chú ý khi bị Thanh tra Chính phủ "điểm tên" trong kết luận thanh tra liên quan đến tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Bộ Giao thông vận tải.

Theo đó, năm 2015, Vitranschart ký hợp đồng hợp tác đầu tư thực hiện dự án Căn hộ kết hợp thương mại dịch vụ tại khu II, số 428 Nguyễn Tất Thành với đối tác thân thiết là Công ty Trung Thủy Lancaster. Kết luận thanh tra chỉ rõ, việc ký kết hợp tác thực hiện chưa đúng trình tự, Vitranschart ký hợp đồng hợp tác trước thời điểm doanh nghiệp có đầy đủ các quyền sử dụng đất theo quy định.

Dự án này cũng từng bị Kiểm toán Nhà nước ghi nhận sai phạm, với yêu cầu truy thu giá trị quyền sử dụng đất hơn 233 triệu đồng. Đồng thời, Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh trước đó đã có bản án (do Công ty Lancaster Tân Thuận khởi kiện), buộc Vitranschart phải chuyển nhượng quyền sử dụng lô đất có diện tích 2.164,9 m2 tại số 428 Nguyễn Tất Thành cho Công ty TNHH Lancaster Tân Thuận.

Đến nay, dự án trong tình trạng đình trệ, gây lãng phí nghiêm trọng. Thanh tra Chính phủ xác định, trách nhiệm thuộc về UBND TP. Hồ Chí Minh, Vitranschart và VIMC.

Ngọc Anh
Bài viết cùng chủ đề: Dịch vụ vận tải

Tin cùng chuyên mục

EVNHANOI nỗ lực đảm bảo cung ứng điện năm 2025

Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Hoàn Mỹ 2024 hướng đến xuất sắc lâm sàng tại Việt Nam

AEON Việt Nam: 14 năm đồng hành cùng thế hệ trẻ Việt Nam

Công bố quyết định Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc PVOIL

PC Quảng Bình: lan toả tinh thần nhân đạo tại ‘Tuần lễ hồng EVN’ lần thứ X

Công ty CP Tập đoàn IFN được cấp phép hoạt động dịch vụ việc làm

Văn hóa kinh doanh: Nhìn từ ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp

100 doanh nghiệp bền vững được biểu dương tại CSI 2024

Chương trình Ước mơ xanh hỗ trợ quán hủ tíu cho người phụ nữ nghèo Bến Tre

Nestlé Việt Nam đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp tiến vào kỷ nguyên xanh

Trồng tảo xoắn Spirulina, cô gái Đà Nẵng thu về tiền tỷ mỗi năm

Imexpharm được vinh danh Top 1 môi trường làm việc tốt nhất ngành dược 2024

Tập đoàn Hòa Phát ủng hộ tỉnh Quảng Ngãi 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủy điện A Vương áp dụng chuyển đổi số trong công tác phòng chống thiên tai và vận hành hồ chứa

Công ty Điện lực Hà Giang: Quyết tâm làm sạch hành lang lưới điện

Home Credit đồng hành cùng phụ nữ Việt Nam

Kinh doanh điêu đứng, Chủ tịch Vinahud vẫn 'bạo tay' đặt mua 7,6 triệu cổ phiếu

Growatt được vinh danh trong Top 30 thương hiệu toàn cầu hóa của Forbes Trung Quốc năm 2024

Herbalife Việt Nam ra mắt thực phẩm bảo vệ sức khỏe Prolessa Duo hỗ trợ người tiêu dùng quản lý cân nặng

Doanh nghiệp cần có ý thức hơn trong bảo vệ thương hiệu