Thứ hai 25/11/2024 10:22

Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề: Xây dựng chuỗi sản xuất thủy sản bền vững

Tại Lễ công bố, vinh danh Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2022, Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề đã vinh dự được vinh danh Top 10 Thương hiệu Xanh năm 2022.

Đóng góp tích cực cho chuỗi sản xuất thủy sản

Kết quả này là minh chứng cho những nỗ lực của tập đoàn trong việc góp phần phát triển chuỗi thủy sản Việt Nam bền vững.

Với chủ đề “Kiến tạo và phát triển thương hiệu Việt Nam xanh”, Chương trình Thương hiệu Mạnh Việt Nam năm 2022 đã khảo sát, bình xét, công bố và vinh danh các thương hiệu doanh nghiệp có những thành tích nổi bật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ. Các tiêu chí bình xét năm 2022 tập trung vào các chiến lược, chương trình hành động và kết quả hoạt động của doanh nghiệt đạt được thể hiện rõ quá trình: chuyển đổi số; chuyển đổi xanh, tiết kiệm năng lượng, ưu tiên sử dụng năng lượng sạch; phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh chia sẻ, nhân văn và bao trùm; bảo vệ thương hiệu và trú trọng phát huy chính sách hướng tới người lao động và cộng đồng; và các chỉ sống phục hồi tăng trưởng của doanh nghiệp sau tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19.

Được vinh danh Top 10 Thương hiệu Xanh năm 2022, Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề đã không chỉ khẳng định vai trò là một doanh nghiệp kinh doanh mà còn tham gia tích cực vào chuỗi sản xuất thủy sản bền vững.

Bà Nguyễn Thị Hằng - Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề

Đơn cử, trong 3 năm vừa qua Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề đã cùng với Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai thí điểm thực hiện đề án "Chuyên nghiệp hoá người nông dân" dân trên quy mô toàn quốc. Đến nay, tập đoàn đã tổ chức được hơn 300 lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, đã có 20.000 lượt nông dân tham gia và thực hiện ứng dụng vào mô hình thực tế là 30.000 ha tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre… Sản phẩm của Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề phục vụ trong đề án “Chuyên nghiệp hoá người nông dân” là Sản phẩm công nghệ sinh họcBồ Đề - Mother Water.

Đây là sản phẩm được nghiên cứu sản xuất trên nền ứng dụng công nghệ sinh học và vô cơ Break all soild and water, có chức năng cải tạo môi trường đất và nước ô nhiễm, ngộ độc hoá học, ngộ độc hữu cơ, nhiễm mặn nhiễm phèn giúp tái tạo môi trường, làm cân bằng độ pH, giải phóng oxy đáy hồ giúp cho chủng khuẩn hiếu khí, vi sinh vật, phù du, tảo có lợi phát triển. Từ đó tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên và môi trường có lợi tốt cho tôm cá.

Kết quả bước đầu thu được là rất khả quan khi qua nghiệm thu cho thấy chất lượng, giá trị, sản lượng đều tăng trung bình 30- 50% so với mô hình đối chứng, đồng thời, môi trường được cải thiện rõ rệt.

Căn cứ vào kết quả thu hoạch được từ mô hình hợp tác công tư PPP, việc thực hiện đề án: “Chuyên nghiệp hoá người nông dân” với Trung tâm Khuyến nông quốc gia tại các địa phương đã được cơ quan chuyên môn và các nhà khoa học đánh giá khả quan. Tập đoàn Bồ Đề quyết tâm thực hiện mở rộng đề án “Chuyên nghiệp hoá người nông dân” để đạt được mục đích cuối cùng là hình thành cộng đồng sản xuất có trách nhiệm, gắn mục tiêu sản xuất với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững. Từng bước hình thành lực lượng sản xuất có trình độ cao - nông dân có nghề.

Ngoài việc đào tạo nghề nuôi tôm, Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề còn hỗ trợ cung ứng cho người nông dân tham gia đề án: “Chuyên nghiệp hoá người nông dân” các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, có cam kết chất lượng và bảo đảm như: con giống, thức ăn, men, khoáng… mang thương hiệu BODE và các nhà cung cấp có thương hiệu uy tín cùng đồng hành như Việt Úc, CP…

Thông qua chương trình này giúp hình thành cộng đồng sản xuất có trách nhiệm, gắn mục tiêu sản xuất với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững. Tạo ra chuỗi cung ứng nguyên liệu chất lượng cao, số lượng nhiều và ổn định, đảm bảo cho nhiệm vụ mục tiêu quốc gia là xây dựng thương hiệu tôm Việt Nam trên trường quốc tế. Đặc biệt là nghề nuôi tôm - lúa, không chỉ thích ứng vơi biến đổi khí hậu, mà còn tạo việc làm, thu nhập cho nông dân các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.

Xây dựng mô hình nuôi tôm sú – lúa hữu cơ

Chia sẻ về mục đích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, bà Nguyễn Thị Hằng, Tổng giám đốc Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề cho biết, căn cứ vào các kết quả nghiên cứu khảo sát thực tiễn, thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp, chúng tôi nhận định rằng, để sản xuất nông nghiệp đáp ứng được sự cạnh tranh phẳng trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng thì chúng ta cần phải làm đồng bộ rất nhiều giải pháp. Nhất là sau khi Chính phủ đã nỗ lực đàm phán ký kết một loạt các hiệp định thương mại song phương và đa phương, mở ra điều kiện thuận lợi và thị trường rộng lớn cho nông sản nói riêng và toàn nghành kinh tế nói chung. Tuy nhiên với vai trò là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản chúng tôi chỉ ưu tiên tập trung vào hai mục tiêu trọng yếu.

Thứ nhất là nâng cao trình độ chuyên môn cho người nuôi tôm, đặc biệt người nuôi tôm cần hiểu có 4 mặt trận cơ bản và 17 thành tố kỹ thuật để tạo nên nghề nuôi tôm. Chúng tôi thực hiện điều đó thông qua đề án “Chuyên nghiệp hoá người nông dân – nuôi tôm”.

Thứ hai, để nuôi tôm thành công yếu tố môi trường là tiên quyết. Người nuôi tôm thường truyền miệng khẩu quyết “nuôi tôm là nuôi nước”. Chính vì thế, chúng tôi ưu tiên cho việc nghiên cứu sản xuất và cung ứng cho người nông dân sản phẩm chủ lực Bồ Đề - Mother Water.

Hai hoạt động chủ lực này giúp cho những người nông dân nuôi tôm của chúng ta có nghề và có môi trường tốt để sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao nhất, đáp ứng được các chỉ tiêu hàng rào kỹ thuật khắt khe nhất của các thị trường khó tính như EU, Mỹ và Nhật Bản.

Bùi Huyền
Bài viết cùng chủ đề: bảo vệ môi trường

Tin cùng chuyên mục

JTI Việt Nam tiếp tục tỏa sáng trong bảng xếp hạng 100 nơi làm việc tốt nhất của Anphabe

GreenYellow và LOTTE Mart hợp tác thúc đẩy giải pháp năng lượng trong lĩnh vực bán lẻ

Doanh nghiệp Việt lập công ty 1.000 tỷ để nghiên cứu và phát triển người máy

Giá sắt phế liệu hôm nay tăng hay giảm? Thông tin mới nhất

ROX Group được vinh danh 'Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam' năm thứ hai liên tiếp

PC Thừa Thiên Huế: Trao giải, giấy chứng nhận Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024

Sun Group 5 năm liên tiếp đạt giải 'Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

BIM Group được vinh danh Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

PV GAS SE - Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam

Phân bón Cà Mau được vinh danh về Quản trị công ty và báo cáo phát triển bền vững

Những giải pháp hay giúp "Thức dậy" những mùa vàng

Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ

PC Thừa Thiên Huế: Tiết kiệm điện nơi công sở - Nét đẹp trong văn hóa doanh nghiệp

PC Thừa Thiên Huế: Tự động xử lý mất kết nối thiết bị đóng cắt có điều khiển xa

Chiến lược hợp tác quốc tế hướng đến phát triển bền vững của Tập đoàn Bamboo Capital

PVFCCo và PV GAS tăng cường hợp tác lâu dài, toàn diện, hướng tới phát triển bền vững

PVFCCo được vinh danh "Doanh nghiệp vì cộng đồng" tại Saigon Times CSR 2024

BSR ứng phó như thế nào khi biên lợi nhuận ngành lọc dầu thu hẹp?

VinBigdata vào top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt