Thứ hai 25/11/2024 05:24

Tập đoàn Sơn Hải đề xuất đầu tư cao tốc nối Khánh Hòa và Lâm Đồng

Tập đoàn Sơn Hải đề xuất đầu tư cao tốc dài 80,8 km, nối Nha Trang (Khánh Hòa) và Đà Lạt (Lâm Đồng), tổng mức đầu tư 25.058 tỷ đồng.

Đề xuất nâng tỷ lệ vốn nhà nước tại dự án PPP lên 70%

Ngày 27/5, UBND tỉnh Khánh Hòa có văn bản giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý đề xuất của Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (Tập đoàn Sơn Hải) về việc đầu tư, xây dựng đường bộ cao tốc Nha Trang - Đà Lạt (cao tốc Nha Trang - Đà Lạt).

Trước đó, Tập đoàn Sơn Hải có tờ trình gửi UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, đang tập trung công tác chuẩn bị đầu tư và đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu đề xuất chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Nha Trang - Đà Lạt theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT.

Tập đoàn Sơn Hải đề xuất đầu tư cao tốc nối Khánh Hòa và Lâm Đồng. (Ảnh minh họa: Đức Thảo)

Cụ thể, cao tốc Nha Trang - Đà Lạt dự kiến dài hơn 80,8km, quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 80-100 km/giờ. Dự án có điểm đầu giao với cao tốc Bắc - Nam tại xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Điểm cuối tại ngã ba Darahoa thuộc phường 12, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Dự kiến dự án có tổng mức đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước tham gia vào dự án 17.540 tỷ đồng, nhà đầu tư huy động hơn 7.500 tỷ đồng. Giai đoạn thực hiện khoảng từ 2024-2028.

Theo đó, Tập đoàn Sơn Hải đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét nhằm sớm hoàn thiện các thủ tục để triển khai, đầu tư dự án trước năm 2030.

Doanh nghiệp này cho rằng do cao tốc đi qua địa hình hiểm trở, chi phí đầu tư xây dựng lớn, cùng với đó dự báo lưu lượng phương tiện giai đoạn đầu chưa cao nên phương án tài chính của dự án theo phương thức đối tác công tư (tỷ lệ vốn nhà nước tham gia không quá 50%) không khả thi, kéo dài thời gian hoàn vốn lên hơn 48 năm, khó khăn trong việc huy động vốn, không thu hút được nhà đầu tư. Để đảm bảo tính khả thi, rút ngắn thời gian hoàn vốn còn khoảng 26,9 năm thì sự tham gia vốn nhà nước phải chiếm 70% tổng mức đầu tư dự án.

Tầm chiến lược quan trọng của cao tốc Nha Trang - Đà Lạt

Theo doanh nghiệp này, cao tốc Nha Trang - Đà Lạt có tầm chiến lược quan trọng, là đường bộ ngắn nhất để kết nối trung tâm của hai tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng. Hiện quốc lộ 27C là tuyến đường độc đạo nối Nha Trang với Đà Lạt, đoạn qua đèo Khánh Lê (dài khoảng 30 km) địa hình quanh co, hiểm trở, không thuận tiện cho các phương tiện vận chuyển trọng tải lớn. Tuyến đường này cũng thường xuyên xảy ra sạt lở vào mùa mưa bão và các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Với quy mô đường cấp IV-III, quốc lộ 27C sẽ mãn tải trước năm 2030 khi nhu cầu vận tải ngày càng cao, dự kiến xấp xỉ 11.000 PCU năm 2029 - 2030 trong khi năng lực thông hành tối đa chỉ 10.000 PCU.

Với nhu cầu vận tải hàng hóa bằng phương tiện trọng tải lớn từ Tây Nguyên đến các cảng biển duyên hải Nam Trung Bộ ngày càng cao; nhu cầu kết nối hai trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước là Đà Lạt và Nha Trang bằng một tuyến đường chất lượng cao và an toàn; nhu cầu cơ động nhanh trong nhiệm vụ quốc phòng - an ninh thì việc đầu tư cao tốc này là cấp bách.

Tập đoàn Sơn Hải nhận định khi dự án cao tốc hoàn thành sẽ rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển giữa Nha Trang đến Đà Lạt còn khoảng 1,5 – 2 giờ (so với hiện tại khoảng 3,5 – 4 giờ), là "động lực lớn thu hút du khách tham gia các tour du lịch kết nối biển và hoa, thúc đẩy phát triển du lịch toàn vùng".

Đồng thời, cao tốc sẽ hình thành trục ngang kết nối vùng Tây Nguyên với duyên hải Nam Trung Bộ, kết nối với các trục dọc, phát huy hiệu quả các dự án đã và đang đầu tư, kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển,...

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Khánh Hòa

Tin cùng chuyên mục

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin