Thứ tư 06/11/2024 06:24

Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Sẵn sàng cho những mục tiêu lớn

Nhiệm vụ đặt ra trong năm 2023 của EVN hết sức nặng nề trong cả 2 khía cạnh đảm bảo cung ứng điện và cân đối tài chính,những giải pháp cấp bách đã được đặt ra

Dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đoàn kết, thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp chủ đề năm “Thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả” năm 2022. Bước sang năm 2023, nhiệm vụ đặt ra cho EVN hết sức nặng nề khi phải đảm bảo cung ứng điện và cân đối tài chính. Những mục tiêu lớn đã được EVN đưa ra và sẵn sàng thực hiện.

Ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng giám đốc EVN chia sẻ: Năm 2022, tình hình thế giới có nhiều biến động lớn, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu; đặc biệt giá nhiên liệu tăng cao đã làm tăng chi phí sản xuất điện và ảnh hưởng trực tiếp đến đảm bảo cân đối tài chính của EVN. Trong điều kiện như vậy, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các bộ, ngành, các địa phương, toàn thể cán bộ công nhân viên của EVN đã hết sức nỗ lực khắc phục khó khăn để vừa thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống nhân dân.

Tính đến cuối năm 2022, tổng công suất đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt gần 77.800 MW, tăng gần 1.400 MW so với năm 2021, đứng đầu khu vực ASEAN; trong đó tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo là 20.165MW, chiếm tỷ trọng 26,4%.

Tiết kiệm chi phí, cắt giảm chi phí sửa chữa là một trong những giải pháp chính được EVN đưa ra trong năm 2022

Năm 2022 là một năm hết sức khó khăn đối với EVN do giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện và tỷ giá tăng cao. Ngay từ đầu năm, EVN đã triển khai quyết liệt các biện pháp quản trị, tiết giảm chi phí.

Cụ thể, EVN tiết kiệm 10% các chi phí thường xuyên, cắt giảm từ 20 - 30% chi phí sửa chữa lớn, thực hiện chi lương cho cán bộ công nhân viên với 80 - 90% mức lương bình quân năm 2020,… nhờ đó đã tiết giảm chi phí hơn 9.700 tỷ đồng.

EVN cũng thực hiện các giải pháp tối ưu hóa dòng tiền, đạt hơn 7.900 tỷ đồng; vận hành tối ưu hệ thống điện, phát huy tối đa các nhà máy điện có chi phí thấp, giúp giảm chi phí mua điện gần 15.845 tỷ đồng.

Tổng các khoản EVN đã triển khai thực hiện để tiết giảm chi phí khoảng 33.445 tỷ đồng. Dù vậy, EVN vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện do giá nhiên liệu tăng cao đột biến, dẫn tới mất cân bằng tài chính rất lớn năm 2022. EVN đã báo cáo Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các bộ, ngành cho phép điều chỉnh giá điện trong năm 2022 để giảm bớt khó khăn và có thể cân đối tài chính của EVN trong những năm tới.

Nhiệm vụ đặt ra trong năm 2023 của EVN là hết sức nặng nề trên cả 2 khía cạnh là đảm bảo cung ứng điện và cân đối tài chính. Để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ giao, đóng góp vào sự tăng trưởng, phát triển chung của đất nước.

Theo đó, chủ đề năm 2023 của EVN đó là: “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” với mục tiêu: Đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân; tiếp tục là một trong các đơn vị đi đầu trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền và thực hành sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả đến khách hàng và cộng đồng; phát huy cao nhất mọi nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh điện, thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí, tăng doanh thu để đảm bảo khả năng cân đối tài chính năm 2023, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước; phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh, thiên tai, bảo đảm an sinh xã hội, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 về thực hiện lộ trình đạt phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050.

Năm 2023 EVN đặt mục tiêu cân bằng tài chính, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước

Năm 2023 EVN phấn đấu đạt sản lượng điện thương phẩm là 251,1 tỷ kWh. Kế hoạch vốn đầu tư toàn tập đoàn là 94.860 tỷ đồng; tỷ lệ điện dùng cho truyền tải và phân phối không vượt quá 6,15%; độ tin cậy cung cấp điện chỉ số SAIDI không quá 318 phút; năng suất lao động tăng trên 8%. Đặc biệt đảm bảo cân bằng tài chính, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước.

Để đạt được mục tiêu trên, một số nhiệm vụ trọng tâm đã được EVN đề ra trong năm 2023, cụ thể: Vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện quốc gia, đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân; đảm bảo tiến độ, chất lượng đầu tư xây dựng các dự án, công trình nguồn và lưới điện; tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng thông qua việc thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng, kết nối với các nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia qua Cổng Dịch vụ công quốc gia;

Hoàn thành các chỉ tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động; tiếp tục sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, hoàn thiện bộ máy tổ chức phù hợp với định hướng tái cơ cấy ngành điện; triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ Chủ đề năm 2023 đó là “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” với mục tiêu đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, tiết giảm chi phí, tăng doanh thu, đảm bảo khả năng cân đối tài chính, phát triển bền vững và hiệu quả các hoạt động của tập đoàn; tiếp tục triển khai hiệu quả chuyển đổi số; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; đảm bảo việc làm, đời sống người lao động; tích cực tham gia công tác an sinh xã hội và an ninh, quốc phòng; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường thực thi văn hóa doanh nghiệp và phong trào lao động sản xuất, công tác thi đua khen thưởng…

Đặc biệt, EVN sẽ tiếp tục cơ cấu lại tập đoàn, cơ cấu lại danh mục đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng và sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, hoàn thiện bộ máy tổ chức phù hợp với chiến lược phát triển EVN và định hướng tái cơ cấu ngành điện để phát triển bền vững.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Tổng giám đốc EVNCPC kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của bão số 6 tại PC Quảng Bình

EVN đề xuất triển khai thí điểm giá điện hai thành phần

Cử tri Gia Lai phấn khởi, kỳ vọng về Luật Điện lực (sửa đổi)

Ngành điện miền Nam đưa vào vận hành loạt công trình điện trọng điểm

Sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để không lỡ mất thời cơ

Nghiên cứu cơ chế giá điện khuyến khích khách hàng điều chỉnh phụ tải điện

Hoàn thiện công trình lưới điện trung hạ áp khu vực Chư Prông, Gia Lai

Tuyên Quang: Quyết liệt đảm bảo hành lang an toàn lưới điện

PC Hải Phòng: Tăng cường quản lý, giám sát kênh truyền thiết bị lưới điện trung thế

Gỡ vướng mắc các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu

EVNSPC hoàn thành loạt công trình lưới điện 110kV chỉ trong 1 tuần

PC Lai Châu: Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo tài sản ngành điện

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương hoàn thành kế hoạch sản lượng điện năm 2024

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Định Quán

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Đột phá từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Giải 'bài toán' khó cho thị trường điện

Đẩy mạnh phát triển lưới điện thông minh kết hợp ngầm hóa trên địa bàn TP. Thủ Đức

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG