Thứ tư 27/11/2024 10:40

Tập đoàn Điện lực Việt Nam hướng dẫn cách sử dụng điện an toàn trong cơn bão số 1

Để chủ động phòng tránh sự cố, tai nạn điện đáng tiếc xảy ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam khuyến cáo người dân không tự ý tháo dỡ, sửa chữa các công trình điện.
Cây cối, các công trình bị tốc mái, đổ sập vào đường dây và các thiết bị điện là những sự cố gây mất an toàn cho người dân.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 16 giờ ngày 17/7, vị trí tâm bão số 1 có tên gọi quốc tế Talim ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 111,6 độ Kinh Đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 400 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133 km/giờ), giật cấp 15.

Theo dự báo, khoảng chiều và đêm 18/7, bão số 1ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam. Mặc dù đây là cơn bão đầu tiên của năm 2023 nhưng được dự báo là cơn bão mạnh đổ bộ vào đất liền khu vực phía Bắc.

Cơ quan khí tượng cảnh báo, từ đêm 17/7 đến ngày 20/7, ở khu vực Bắc Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 200 - 400 mm, cục bộ có nơi trên 500 mm; khu vực Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200 mm, cục bộ có nơi trên 300 mm. Đề phòng mưa với cường suất lớn gây ngập úng đô thị.

Mưa lớn xảy ra sau nhiều ngày mưa dông và nắng nóng liên tiếp vừa qua kết hợp mưa trong những ngày tới khiến nguy cơ lũ quét, sạt lở đất cũng tăng cao từ ngày 18/7 ở khu vực Bắc Bộ, trong đó nguy cơ cao tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái.

Nguy cơ cao ngập úng ở khu vực trũng thấp tại khu vực ven biển, cửa sông, sạt lở bờ biển trong trường hợp bão đổ bộ thời điểm triều cường vào chiều ngày 18/7.

Để người dân sử dụng điện an toàn trong mùa mưa bão, trước mắt là cơn bão số 1, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đưa ra khuyến cáo cách sử dụng điện an toàn.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đưa ra khuyến cáo cách sử dụng điện an toàn trong mưa bão.

Cụ thể, Tập đoàn Điện lực Việt Nam khuyến cáo người dân không tự ý tháo dỡ, sửa chữa các kết cấu công trình điện; không tự ý leo lên cột điện, vượt qua hàng rào trạm điện, chạm vào dây chằng cột; không đứng dưới cột điện; không chặt cây gần đường dây điện do có thể bị phóng điện.

Người dân cũng không nên mang vác, lắp dựng cây, cột bằng kim loại, ăng ten tivi, cây tre, gỗ tươi gần đường dây điện; cắt ngay cầu dao, cầu chì, aptomat đầu nguồn điện vào nhà; không dùng điện rà cá, bẫy chuột, chống trộm cắp; không di chuyển, đi lại bằng tàu thuyền, bè… trong vùng ngập, lụt có đường dây điện sát với mặt nước.

Trong nhà, nên ngắt nguồn điện (tắt cầu dao, CB) nếu nhà bị ngập nước hoặc bị mưa làm ướt sàn (tạt, dột). Ổ cắm điện và thiết bị điện bị ướt, đặc biệt với các loại dụng cụ cầm tay như máy sấy tóc, máy hút bụi..., có thể sẽ dẫn đến nguy cơ chạm chập điện cục bộ, gây điện giật hoặc gây cháy.

Bên cạnh đó, nên bố trí chỗ lắp đặt đường dây dẫn điện, ổ cắm điện, thiết bị sử dụng điện trong nhà cao hơn mức nước thường ngập lụt, ẩm ướt; lắp thiết bị đóng, cắt có tính năng chống rò điện phù hợp (ELCB); cắt nguồn điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện lắp đặt ngoài trời (các bảng hiệu, bảng quảng cáo…) khi trời mưa to, gió lớn.

Khi trụ điện đổ hoặc dây điện dứt rơi xuống không đến gần, không cầm vào dây điện; ngăn người khác và súc vật đến gần; báo ngay cho đơn vị quản lý điện, chính quyền địa phương.

Đại điện Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết: “Tập đoàn sẽ nỗ lực đảm bảo việc cung ứng điện cho người dân vùng bão cũng như người tiêu dùng trong cả nước thời gian trước, trong và sau bão. Trường hợp xảy ra sự cố về đường dây, thiết bị điện bị ngập lụt, hoặc có nguy cơ mất an toàn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ chủ động cắt điện để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân, doanh nghiệp. Sau khi tình hình được cải thiện, Tập đoàn sẽ nhanh chóng khắc phục sự cố (nếu có), để cấp điện trở lại cho người dân, không để tình trạng cắt điện kéo dài xảy ra”.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường điện

Tin cùng chuyên mục

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Hà Giang: Chú trọng đảm bảo an toàn hành lang lưới điện