Thứ bảy 28/12/2024 22:34

Tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ

Việc xây dựng sửa đổi, bổ sung Nghị định số 76/2018/NĐ-CP góp phần tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp khi chuyển giao công nghệ.

Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.

Hành lang pháp lý về chuyển giao công nghệ ngày càng hoàn thiện

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, sau 6 năm thực hiện Nghị định số 76/2018/NĐ-CP đã đạt được một số kết quả nhất định. Thứ nhất, việc hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ, ứng dụng, đổi mới công nghệ và phát triển thị trường khoa học - công nghệ.

Thực hiện quy định của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP, Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành, địa phương đã xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn về chuyển giao công nghệ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý để quản lý và triển khai hoạt động chuyển giao công nghệ, ứng dụng, đổi mới công nghệ và phát triển thị trường khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy sự phát triển đồng bộ các lĩnh vực của hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Thứ hai, việc thực hiện các quy định về chính sách ưu đãi, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng, đổi mới công nghệ đã đạt được một số kết quả nhất định đối với các chính sách về uu đãi về thuế theo quy định pháp luật về thuế cho các đối tượng ưu đãi được quy định tại Điều 39 Luật Chuyển giao công nghệ; cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay để thực hiện chuyển giao công nghệ; hỗ trợ kinh phí thông qua thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc hỗ trợ trực tiếp để hỗ trợ doanh nghiệp có dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư nhận chuyển giao công nghệ từ tổ chức khoa học và công nghệ;

Khuyến khích hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp với cơ quan, tổ chức, cá nhân để triển khai các dự án đầu tư đổi mới công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khoa học và công nghệ, hoạt động nghiên cứu chung; hỗ trợ, ưu đãi doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động giải mã công nghệ, tổ chức, cá nhân thực hiện việc giải mã công nghệ.

Việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP góp phần tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ. Ảnh minh họa

Thứ ba, việc thực hiện các quy định về chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ, đã đạt được một số kết quả nhất định đối với chính sách về: Thúc đẩy khai thác, sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ý tưởng công nghệ; phát triển công nghệ tạo ra và hoàn thiện các sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ của doanh nghiệp; hỗ trợ phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ; về hỗ trợ, nâng cao năng lực khai thác thông tin phục vụ tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ.

Thứ tư, về đăng ký chuyển giao công nghệ và quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ nắm được tổng quan tình hình chuyển giao công nghệ, nhất là hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.

Những hạn chế cần khắc phục

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 76/2018/NĐ-CP cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.

Thứ nhất, về đăng ký chuyển giao công nghệ và quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ. Theo quy định hiện nay về đối tượng công nghệ chuyển giao, quyền chuyển giao công nghệ, hình thức chuyển giao công nghệ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký chuyển giao công nghệ trong Luật Chuyển giao công nghệ và trong Nghị định số 76/2018/NĐ-CP vẫn còn những tồn tại, bất cập như:

Chưa có quy định việc đăng ký chuyển giao công nghệ đối với trường hợp thỏa thuận chuyển giao công nghệ đã được các bên ký kết trước ngày Luật chuyển giao công nghệ có hiệu lực nhưng sau ngày Luật có hiệu lực, các bên có thỏa thuận sửa đổi, bổ sung chuyển giao công nghệ mà thỏa thuận này thuộc trường hợp phải đăng ký chuyển giao công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật chuyển giao công nghệ. Điều này, dẫn đến tổ chức, cá nhân không đăng ký chuyển giao công nghệ khi sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Chưa quy định rõ thủ tục đăng ký chuyển giao công nghệ độc lập với thủ tục đăng ký chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, dẫn đến có địa phương yêu cầu phải đăng ký chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ mới được đăng ký chuyển giao công nghệ, không phù hợp với quy định của Luật chuyển giao công nghệ và Luật Sở hữu trí tuệ.

Thứ hai, về danh mục công nghệ. Hiện nay, 3 danh mục công nghệ khuyến khích, hạn chế và cấm chuyển giao quy định tại Nghị định số 76/2018/NĐ-CP được xây dựng và triển khai áp dụng từ ngày 01/7/2018, đến nay, sau 6 năm triển khai áp dụng, với bối cảnh Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi, tốc độ phát triển và đổi mới công nghệ diễn ra và thay đổi mạnh mẽ trên thế giới làm xuất hiện những loại công nghệ hoàn toàn mới cần xem xét bổ sung vào Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao.

Đồng thời, một số công nghệ trở lên lạc hậu, cần xem xét đưa ra khỏi Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao hoặc cần xem xét bổ sung vào Danh mục công nghệ hạn chế, cấm chuyển giao.

Thứ ba, một số quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng, đổi mới công nghệ.

Một số quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng, đổi mới công nghệ đã có kết quả nhất định. Tuy nhiên, qua tổng kết, rà soát, cho thấy thực tiễn triển khai còn hạn chế, cần phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với yêu cầu, quy định của Luật chuyển giao công nghệ và có tính khả thi hơn trong thực tiễn triển khai. Cụ thể các chính sách sau:

Hỗ trợ doanh nghiệp có dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư nhận chuyển giao công nghệ từ tổ chức khoa học và công nghệ (Điều 8 Nghị định số 76/2018/NĐ-CP).

Khuyến khích hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp với cơ quan, tổ chức, cá nhân để triển khai các dự án đầu tư đổi mới công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khoa học và công nghệ, hoạt động nghiên cứu chung (Điều 12 Nghị định số 76/2018/NĐ-CP).

Hỗ trợ, ưu đãi doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động giải mã công nghệ, tổ chức, cá nhân thực hiện việc giải mã công nghệ (Điều 13 Nghị định số 76/2018/NĐ-CP).

Sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký chuyển giao công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cho biết, việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP là cần thiết nhằm thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ.

Đồng thời, tiếp tục cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ; giải quyết các tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 76/2018/NĐ-CP.

Cùng với đó, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ và thực hiện quy định thủ tục hành chính. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ.

Do đó, sau quá trình nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật tại dự thảo Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất bổ sung các khoản 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ, 1e, 1g, 1h, 1i vào sau khoản 1, sửa đổi điểm c khoản 3 và bổ sung khoản 3a, 3b vào sau khoản 3 Điều 5 về đăng ký chuyển giao công nghệ.

Theo đó, bổ sung các chính sách theo hướng phải đăng ký sửa đổi, bổ sung chuyển giao công nghệ đối với thỏa thuận chuyển giao công nghệ được các bên ký kết trước ngày Luật chuyển giao công nghệ có hiệu lực mà sau ngày Luật có hiệu lực, các bên sửa đổi, bổ sung thỏa thuận chuyển giao công nghệ mà thỏa thuận này thuộc trường hợp phải đăng ký chuyển giao công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật chuyển giao công nghệ; bổ sung quy định thủ tục đăng ký chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ được thực hiện độc lập với thủ tục đăng ký chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Bổ sung quy định hướng dẫn rõ thỏa thuận chuyển giao công nghệ như thế nào thì phải thực hiện đăng ký chuyển giao công nghệ; bổ sung quy định trường hợp phải chứng minh quyền sở hữu công nghệ khi đăng ký chuyển giao công nghệ; bổ sung quy định hướng dẫn thế nào hình thức chuyển giao công nghệ thông qua thực hiện dự án đầu tư; bổ sung quy định thời hạn chuyển giao công nghệ không được quá thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng công nghệ chuyển giao đã được cấp bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hoặc không được quá thời hạn hoạt động của dự án đầu tư sử dụng công nghệ chuyển giao.

Quy định việc đăng ký sửa đổi, bổ sung chuyển giao công nghệ khi thay đổi thông tin Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ đã được cấp; bổ sung quy định thời hạn tổ chức, cá nhân nộp lại hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ được sửa đổi, bổ sung hoàn theo theo đề nghị của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.

Phong Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Khoa học và công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng trưởng

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Công đoàn Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Tinh gọn bộ máy: Bộ Nội vụ thông tin về chế độ đối với cán bộ

Ngành Kế hoạch và Đầu tư: Giữ vững tinh thần tiên phong trong cải cách và đổi mới

Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư

Nhân sự 27/12: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Hà Giang, Bắc Giang có tân Phó Bí thư Tỉnh ủy

Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024 của Cục Công nghiệp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024

Thời điểm 'hội tụ' để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích