Thứ hai 25/11/2024 22:46

Tăng trưởng GRDP của Hải Phòng đạt 9,94%, đứng thứ 3 cả nước

Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn TP Hải Phòng (GRDP) 06 tháng đầu năm 2023 ước tăng 9,94% so với cùng kỳ năm trước (kế hoạch tăng 12,7 - 13%)

Thông tin tại cuộc Họp báo Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội của TP Hải Phòng 6 tháng đầu năm 2023, ông Lê Gia Phong, Cục trưởng Cục Thống kê Thành phố Hải Phòng cho biết: Tình hình kinh tế - xã hội Hải Phòng 06 tháng đầu năm 2023 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, đứng thứ 03 cả nước và thứ nhất Vùng Đồng bằng Sông Hồng. Một số chỉ tiêu tăng trưởng 02 con số như sản xuất công nghiệp, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn... Các hoạt động du lịch, dịch vụ phục hồi rõ nét; các chính sách an sinh, xã hội phát huy hiệu quả.

Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 06 tháng đầu năm 2023 ước tăng 9,94% so với cùng kỳ năm trước (kế hoạch tăng 12,7 - 13%). Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,95%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,61. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 11,87% so với cùng kỳ năm trước.

Hải Phòng họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2023

Những tháng đầu năm, ngành xây dựng tiếp tục gặp khó khăn do giá cả nguyên vật liệu tăng cao, thị trường bất động sản trầm lắng. Tuy nhiên, với nỗ lực của thành phố trong việc quyết liệt triển khai vốn đầu tư công, hoạt động xây dựng của các doanh nghiệp và trong dân cư vẫn duy trì được sự ổn định, dự kiến ngành xây dựng tăng 5,98%.

Đối với khu vực dịch vụ tăng 11,12%, trong đó ngành thương mại tăng 12,29%; ngành vận tải, kho bãi tăng 16,29%; dịch vụ lưu trú ăn uống tăng 5,5%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 10,77%.

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Cụ thể: khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng 3,77%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 53,06%; khu vực dịch vụ chiếm 37,82%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,35%.

Chỉ số phát triển sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) của thành phố trong 06 tháng đầu năm nay ước tăng 12,28% so với cùng kỳ năm trước. Các hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố tiếp tục được duy trì ổn định; doanh thu bán lẻ, doanh thu các hoạt động dịch vụ và vận tải luôn giữ được mức tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm 2022.

Hoạt động du lịch trên địa bàn có nhiều điểm sáng; nhu cầu mua sắm, sử dụng các dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống, lưu trú, lữ hành và vận tải của người dân thành phố tăng so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng này cho thấy cuộc sống của người dân dần đi vào ổn định hơn sau đại dịch Covid-19.

Cũng trong 06 tháng đầu năm 2023, tổng lượt khách do các cơ sở lưu trú và lữ hành thành phố phục vụ ước đạt 3.466,9 nghìn lượt, tăng 10,07% so với cùng kỳ, trong đó, khách quốc tế ước đạt 493,2 nghìn lượt, tăng 2,46 lần so với cùng kỳ.

Sản lượng hàng hóa thông qua Cảng trên địa bàn thành phố ước đạt 69,099 triệu tấn thông qua, giảm 3,44% so với cùng kỳ năm 2022. Doanh thu cảng biển 06 tháng đầu năm 2023 đạt 3.231,57 tỷ đồng, giảm 4,61% so với cùng kỳ năm 2022.

Vốn đầu tư khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ước 06 tháng/2023 đạt trên 1,811 tỷ USD, bằng 164,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, cấp mới 37 dự án đầu tư với số vốn cấp mới là 315,2 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn đầu tư 25 dự án với số vốn đầu tư tăng thêm hơn 1,492 tỷ USD. Tính lũy kế đến 23/6/2022, Hải Phòng có 872 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 24 tỷ USD.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố 06 tháng đầu năm 2023 ước đạt 46.490,8 tỷ đồng, đạt 39,93% dự toán HĐND thành phố giao và bằng 84,83% so với cùng kỳ. Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn ước thực hiện đến 30/6/2023 đạt 307.593 tỷ đồng, tăng 11,79% so với cùng kỳ năm trước.

Huyền Trang
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp chế biến

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu