Tăng lương: Niềm vui trọn vẹn?

Tăng lương là mong mỏi của tất cả người lao động. Niềm vui này sẽ trọn vẹn khi không xảy ra những cơn “bão giá” khiến người lao động hoang mang.
Đề xuất tăng lương cho 246.800 nhân viên trường học Mức giảm trừ gia cảnh 4,4 triệu đồng/tháng liệu còn phù hợp trong bối cảnh tăng lương cơ sở?

Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng thêm 30%, từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, lương hưu cũng điều chỉnh tăng 15%; mức lương tối thiểu vùng cũng tăng 6% so với năm 2023.

từng bước tiến tới việc “sống được” bằng lương
Từng bước tiến tới việc người lao động “sống được” bằng lương. Ảnh minh họa

Với mức tăng lương cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ có thêm điều kiện để cải thiện cuộc sống, từng bước tiến tới việc “sống được” bằng lương. Còn với mức tăng lương tối thiểu vùng, dù mỗi người lao động chỉ tăng thêm 200 - 280 nghìn đồng/tháng (tùy khu vực) nhưng trong bối cảnh đời sống còn khó khăn thì có ý nghĩa động viên rất lớn người lao động, góp phần ổn định an sinh xã hội.

Chia sẻ bên lề tại một sự kiện công đoàn mới đây, ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – cho rằng, cải cách tiền lương tạo nên đột phá mới trong tăng lương cho đoàn viên, người lao động, để lương thực sự là nguồn thu nhập chính, đủ để nuôi sống người lao động và các thành viên gia đình họ.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng kỳ vọng, trong thời gian tới khi điều kiện kinh tế - xã hội cho phép, sẽ tiếp tục thực hiện đầy đủ các nội dung cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW.

Cùng quan điểm với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhiều ý kiến bày tỏ, trong bối cảnh chưa có đủ điều kiện bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương thì việc tăng lương lần này thể hiện sự quan tâm, nỗ lực rất lớn của Đảng và Nhà nước, góp phần quan trọng cải thiện đời sống người hưởng lương cũng như các đối tượng đang hưởng chế độ phụ cấp, trợ cấp và các chính sách khác gắn với lương cơ sở.

Và tất cả mọi người đều hy vọng, việc tăng lương lần này sẽ không lặp lại tình cảnh như những lần trước, đó là giá các mặt hàng thiết yếu "phi mã". Vậy nhưng sau gần một tháng triển khai mức lương mới, một số mặt hàng thiết yếu dù không tăng đột biến như ở một số lần trước đây nhưng cũng đã tăng từ từ.

Khảo sát của phóng viên tại một số chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội cho thấy, giá một số mặt hàng tiêu dùng đã tăng nhẹ từ quả trứng, rau xanh, thịt, cá… cho đến dịch vụ cắt tóc, gội đầu… Ví dụ, rau xanh tăng từ 1.000 – 2.000 đồng/mớ; thịt bò, cá tăng từ 5.000 – 10.000 đồng/kg (tùy từng loại); giá dịch vụ cắt tóc, gội đầu tăng từ 10.000 – 20.000 đồng (tùy cửa hàng)...

Chia sẻ của nhiều người tiêu dùng cho thấy, mặt bằng giá mới này không đáng lo ngại lắm, tuy nhiên nếu không kiểm soát tốt tình trạng này sẽ âm ỉ tăng trong những tháng cuối năm.

Một số tiểu thương tại chợ dân sinh cho biết, giá của không ít mặt hàng đã tăng nhẹ ngay khi có thông tin tăng lương mới; cộng với thời tiết gần một tuần nay nắng nóng, mưa lớn khiến giá rau xanh tăng mạnh hơn; thực phẩm tươi sống cũng tăng nhưng giữ ở mức vừa phải.

Phân tích của giới chuyên gia, theo quy luật kinh tế, giá cả sẽ luôn tăng và cũng không thể cấm tăng giá khi tăng lương, chỉ có điều mức tăng như thế nào? nếu mức lạm phát khoảng 4%/năm là chấp nhận được.

Theo tính toán, việc điều chỉnh lương lần này chủ yếu diễn ra trong khu vực công có quy mô không lớn trong nền kinh tế, chưa đến 8% số lao động, tương ứng gần 4 triệu lao động, chưa kể lương khu vực công thấp hơn nhiều so với lương khu vực tư nhân. Như vậy, tác động từ việc tăng lương tới lạm phát thời gian tới sẽ không quá lớn.

Tuy nhiên, mọi thứ đều không có gì là chắc chắn, khi mà những tháng cuối năm nay đã xuất hiện yếu tố rõ nét gây áp lực lên mặt bằng giá trong nước như: Giá các vật tư chiến lược dự báo vẫn biến động phức tạp do chịu ảnh hưởng từ tình hình thế giới; áp lực từ việc thực hiện lộ trình thị trường đối với các mặt hàng Nhà nước quản lý đã bị lùi thực hiện trong thời gian qua; chi phí vận tải đường biển tăng... điều này đòi hỏi các bộ, ngành theo chức năng quản lý nhà nước cần tích cực đánh giá, nắm bắt tình hình, để có biện pháp ứng phó phù hợp.

Điều quan trọng hơn, cần phải chuẩn bị nguồn hàng, đảm bảo cung hàng hóa không để thiếu, thúc đẩy sản xuất; kiểm soát lạm phát tâm lý, lạm phát tin đồn, không để giá cả “té nước theo mưa” và phải tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử phạt nghiêm minh những vấn đề liên quan đến pháp luật về giá.

Tính từ ngày 1/7/2024, tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức đã được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp). Dự kiến từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%/năm.

Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tăng lương cơ sở

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những 'giọt hồng' yêu thương

Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số

Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

Trách nhiệm thi hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Trách nhiệm thi hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học

Xem thêm