Tăng chất lượng, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông sản thực phẩm

Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 4/2017, Người phát ngôn Bộ Công Thương - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã trả lời một số câu hỏi của phóng viên liên quan đến xuất nhập khẩu nói chung và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông sản - thực phẩm bền vững.
Tăng chất lượng, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông sản thực phẩm
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải

Xuất khẩu khả quan

Về vấn đề xuất nhập khẩu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết trong 4 tháng đầu năm 2017, xuất, nhập khẩu đều tăng mạnh. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tăng mạnh hơn nhiều, ở mức 29,4%, trong khi xuất khẩu tăng 15,4%. Chính vì vậy, tính chung 4 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu khoảng 2,74 tỷ USD, bằng khoảng 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tuy nhiên, những mặt hàng nhập khẩu tập trung chủ yếu ở các mặt hàng nguyên liệu, nhiên liệu, máy móc, thiết bị… để phục vụ sản xuất và chế biến xuất khẩu. Mặt khác, giá dầu tăng so với cùng kỳ đã kéo theo giá của một số mặt hàng nhập khẩu như nhiên liệu, nguyên liệu của một số ngành sản xuất, các mặt hàng cơ bản như xăng dầu, hoá chất, chất dẻo, nguyên liệu… có giá trị nhập khẩu phụ thuộc lớn vào giá dầu thô.

Về cán cân thương mại, từ trước đến nay, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) luôn ở trạng thái xuất siêu, trong khi các doanh nghiệp trong nước luôn ở trạng thái nhập siêu. Nhưng trong thời gian gần đây, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đã đạt những kết quả rất tích cực. Trong 1 tháng đạt từ 13-13,3 tỷ USD, tăng 13,7%. Rất nhiều mặt hàng đã tăng trưởng. Đây là kết quả khả quan nếu so sánh với thời điểm này năm 2016, xuất khẩu tăng 3,4%. Việc phải nhập khẩu nhiều mặt hàng dùng cho sản xuất cũng như chế biến cho xuất khẩu cho thấy sản xuất, kinh doanh tiếp tục có dấu hiệu phục hồi tích cực.

Để hạn chế nhập khẩu, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, trong thời gian tới, cần đẩy mạnh phát triển sản xuất trong nước. Đồng thời thực hiện tốt Cuộc vận động của Bộ chính trị “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Nghĩa là ưu tiên sử dụng những sản phẩm, hàng hóa sản xuất được trong nước.

Liên quan đến vấn đề tại sao Việt Nam xuất siêu trong khi vẫn nhập khẩu nhiều mặt hàng cùng chủng loại thì hiện nay, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, có nhiều Hiệp định thương mại tự do với các quốc gia và vùng lãnh thổ. Do đó, nếu chúng ta phát triển xuất khẩu, thì nhiều nước cũng sẽ có điều kiện xuất khẩu vào Việt Nam.

"Do đó, việc quan tâm là đẩy mạnh sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá để có thể đạt giá trị xuất khẩu cao hơn" - Thứ trưởng Hải nhấn mạnh.

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Về thị trường nông sản, thực phẩm (thịt lợn) tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, Thứ trưởng Bộ Công Thương chia sẻ: Cả năm 2016, Việt Nam nhập 39.400 tấn thịt lợn và các sản phẩm liên quan đến thịt lợn từ các nước EU, Australia, Hoa Kỳ, Canada, Liên bang Nga… Như vậy, về kim ngạch chỉ đạt 44 triệu USD, bằng 0,1% sản lượng tiêu thụ thịt lợn trong nước. Do đó, có thể khẳng định việc nhập khẩu thịt lợn và các sản phẩm liên quan đến thịt lợn không ảnh hưởng đến tiêu thụ trong nước. Trên thực tế, các sản phẩm nhập khẩu, trong đó có thịt lợn bán tại các siêu thị có giá đắt hơn rất nhiều so với các sản phẩm sản xuất trong nước.

Liên quan đến tạm nhập - tái xuất, năm 2016, Việt Nam chỉ tạm nhập - tái xuất 20 triệu USD thịt lợn. Hiện nay, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban 389) đang rất lưu ý và có nhiều biện pháp phòng tránh thẩm lậu các mặt hàng tạm nhập - tái xuất vào thị trường nội địa. Nếu Chính phủ chấp thuận phương án tạm dừng tạm nhập tái xuất các sản phẩm thịt lợn và sản phẩm liên quan, Bộ Công Thương sẽ triển khai thực hiện.

Còn việc tại sao nhiều mặt hàng của Việt Nam như rau quả, thịt lợn không thể xuất khẩu sang thị trường các nước? Trước hết là do chất lượng các mặt hàng này. Ví dụ như thịt lợn, trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới chỉ có Hong Kong và Malaysia là chúng ta đã ký Hiệp định về thú ý, công nhận chất lược kiểm dịch. Như vậy nếu về chính ngạch sản phẩm của Việt Nam mới có thể xuất khẩu vào hai thị trường này. Cũng xin nói thêm đây là hai thị trường chỉ nhập khẩu lợn sữa, với số lượng rất ít. Các mặt hàng rau quả cũng tương tự.

Trong thời gian sắp tới, Bộ Công Thương sẽ tăng cường phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa ra các giải pháp toàn diện, cụ thể và thiết thực. Trong đó, quan trọng nhất là phải tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh; tăng cường ký các hiệp định liên quan đến kiểm dịch, thú y để đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch các mặt hàng nông sản.

TIN LIÊN QUAN
Chính phủ tập trung cho các kịch bản tăng trưởng kinh tế
Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Nhiều quy định mới liên quan đến thiết kế sinh thái, truy xuất chuỗi cung ứng của các thị trường lớn sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu da giày.
Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Lô hàng thú y xuất khẩu sang thị trường Hồi giáo (Halal) là thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng mang thương hiệu Sakan với tổng giá trị xuất khẩu trên 200.000 USD
Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với Robusta giảm mạnh hơn 3%, do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm dịu phần nào tình trạng khô hạn kéo dài.
4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với giá cà phê Robusta giảm mạnh hơn 3% do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm giảm tình trạng khô hạn kéo dài
4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

Dù đem về kim ngạch xuất khẩu hơn 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024 nhưng rau quả vẫn đối mặt với bài toán rủi ro về chất lượng.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn

Gia Lai: Đề xuất xây dựng trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn

Tỉnh Gia Lai định hướng phát triển dịch vụ logistics nhằm tạo đòn bẩy cho hoạt động xúc tiến thương mại và xuất khẩu hàng hóa.
Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Tây Nguyên đã trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả.
Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Tổng cục Thống kê ước tính, Việt Nam xuất đi 170.000 tấn cà phê trong tháng 4, giảm hơn 2 lần so với ước tính 400.000 tấn của tháng trước.
Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Liên doanh liên kết tạo sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp Việt, chú trong thị trường nội địa gắn với xuất khẩu trực tiếp, qua các trang thương mại điện tử...
4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng hóa đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ, xuất siêu sang một số thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU tăng 2 con số.
Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Vùng Tây Nguyên cần tận dụng cơ hội từ các FTA, lợi thế để tăng giá trị xuất khẩu, tạo cú huých lớn cho ngành nông nghiệp tại thị trường châu Âu, châu Mỹ.
Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta nối tiếp đà tăng sang tuần thứ 9 liên tiếp, thiết lập mức giá cao nhất trong lịch sử do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.
Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng đà tăng trưởng...là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần 22-28/4.
Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ những tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba.
Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động