Thứ ba 26/11/2024 16:05

Tận dụng ưu đãi từ Hiệp định EVFTA: Hiểu rõ tâm lý tiêu dùng để tăng xuất khẩu sang EU

Dù xuất khẩu nông sản sang EU có tăng sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực nhưng doanh nghiệp được khuyến cáo cần tận dụng triệt để hơn nữa hiệp định này.

Theo ông Đinh Sỹ Lăng- Đại diện Vụ thị trường châu Âu- châu Mỹ, Bộ Công Thương, sau 2 năm chịu nhiều tác động không tích cực từ dịch Covid-19, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và EU ghi nhận sự tăng trưởng liên tục ở cả góc độ xuất khẩu và nhập khẩu. Phần lớn các dữ liệu này thể hiện các tín hiệu lạc quan, cho thấy Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (Hiệp định EVFTA) đã có tác động tích cực với thương mại hai chiều.

Riêng về nông sản, nông sản Việt Nam đã tiếp cận với nhiều thị trường khó tính, trong đó có EU. Ông Đĩnh Sỹ Lăng cũng nhận định: Sau khi có hiệu lực, Hiệp định EVFTA có tác động tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU. Kim ngạch của hầu hết các mặt hàng đều tăng, như: Các chế phẩm từ rau, quả, quả hạch hoặc các bộ phận khác của cây năm 2020 đạt 89,3 nghìn USD năm 2021 tăng lên 99,9 nghìn USD; ca cao và các chế phẩm từ ca cao từ 5,5 nghìn USD lên 7,8 nghìn USD, ngũ cốc từ 46,9 nghìn USD lên 54,7 nghìn USD…

Dù vậy, nếu xét về thị phần cũng như vị trí, nông sản Việt Nam còn khá nhỏ bé trên thị trường EU. Cụ thể, mặt hàng quả và hạt ăn được, trái cây có múi hoặc dưa của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 19; ca cao và các chế phẩm từ ca cao đứng thứ 65; rau ăn được và một số loại rễ, củ đứng thứ 59… Điều này đồng nghĩa doanh nghiệp xuất khẩu trong nước chưa tận dụng triệt để những ưu đãi trong Hiệp định EVFTA.

Nhìn vào con số thống kê, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan theo các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết của hàng hoá xuất khẩu thì EVFTA đạt 20% kém nhiều so với AIFTA, VCFTA, AKFTA và VKFTA…

Xuất khẩu nông sản sang EU: Tận dụng hơn nữa ưu đãi từ Hiệp định EVFTA

Theo đại diện Vụ Thị trường châu Âu- châu Mỹ, có nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp trong nước chưa tận dụng tốt Hiệp định EVFTA. Trong đó, hàng hoá trong nước chưa đáp ứng được quy tắc xuất xứ là lớn nhất, chiếm 33,33%; thuế MNF đã tốt bằng hoặc hơn Hiệp định EVFTA; đối tác EU không cấp chứng nhận xuất xứ cho hàng nhập khẩu 19,49%; không đáp ứng các điều kiện khác để hưởng ưu đãi dù đã có chứng nhận xuất xứ 11,79%. Thậm chí còn có cả doanh nghiệp chưa biết tới Hiệp định EVFTA, nguyên do này chiếm tới 15,38%...

Các dự báo đều cho thấy, tình hình kinh tế thế giới sẽ tiếp tục bất ổn trong ít nhất một hai năm tới, kéo theo hành vi tiêu dùng của người dân EU sẽ thay đổi xu hướng thắt chặt chi tiêu và chỉ tập trung vào các hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, trong đó có thực phẩm (đóng hộp, sấy, đông lạnh…) để tích trữ ngày một rõ nét. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cần điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp.

Mặt khác, các nhà bán lẻ EU sẽ ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường, thương mại công bằng và có đạo đức cũng như việc làm bền vững trong các công ty cung cấp. Do đó, nguồn cung ứng bền vững cũng thu hút sự hỗ trợ mạnh mẽ không kém từ chính các nhà bán lẻ.

Với hiện trạng trên, ông Đinh Sỹ Lăng khuyến cáo: Để tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản vào EU, doanh nghiệp trong nước cần hoàn thiện quy trình sản xuất, sản phẩm, tận dụng nhiều nhất có thể những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA.

Cùng đó, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định về hàng hoá nhập khẩu nói chung, tiêu chuẩn cho hàng nông sản nói riêng của EU.

Đặc biệt lưu ý đặc điểm và xu hướng tiêu dùng tại thị trường này. Cụ thể, người tiêu dùng rất chú trọng đến các khía cạnh môi trường và xã hội liên quan đến sản xuất hàng hóa. Thị phần hàng thực phẩm thân thiện với môi trường trên cả hai phương diện (giảm lượng hóa chất trong thực phẩm và không gây ô nhiễm môi trường) dự kiến sẽ tăng lên nhanh chóng. Bao bì có khả năng tái sinh và những sản phẩm thân thiện với môi trường luôn dành được sự ưu ái của người tiêu dùng. Người tiêu dùng cũng khắt khe trong việc lựa chọn hàng hóa xuất phát từ quan điểm đạo đức. Hàng hóa có được sản xuất với sự phân chia thu nhập công bằng cho người lao động thực sự, trong những điều kiện lao động tốt.

Do có mức thu nhập khá cao, người tiêu dùng EU sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm thương hiệu gắn với chất lượng; sản phẩm đảm bảo vệ sinh và tính chất dinh dưỡng lành mạnh (hữu cơ). Cùng đó, tính tiện dụng của sản phẩm cũng là yếu tố không thể thiếu.

Thị trường EU bao gồm 27 nước thành viên, người tiêu dùng tại mỗi quốc gia lại có sự khác nhau. Ví dụ, người Đức không thích sử dụng đồ nhựa và thích dùng đồ gỗ, thích ăn thuỷ hải sản hơn thịt, chỉ dùng những sản phẩm đóng gói có ghi rõ họ tên sản phẩm, nơi sản xuất, các điều kiện bảo quản và sử dụng, mã số và mã vạch. Người Hà Lan rất ưa thích những sản phẩm mới lạ. Các sản phẩm tươi sống nhưng đóng gói nhỏ có khả năng bảo quản lâu cũng đang là những sản phẩm được ưa chuộng thời gian gần đây. Do vậy doanh nghiệp cũng cẫn lưu ý để sản phẩm phù hợp với từng thị trường mục tiêu.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định EVFTA

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức thành công diễn tập cứu hộ cứu nạn

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: 200 mục tiêu của tên lửa ATACMS trên lãnh thổ Nga đã được xác định

Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Hệ sinh thái FTA: Giải pháp tốt cho ngành dệt may tận dụng Hiệp định UKVFTA

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga

Hiệp định EVFTA - động lực mở đường lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Quần áo ‘made in Viet Nam’, rau quả ‘farm in Viet Nam’ xuất hiện nhiều tại Vương quốc Anh

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Ấn Độ tham dự triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Hợp tác Việt Nam - Litva: Tài chính công nghệ, hàng không, năng lượng những lĩnh vực mới, giàu tiềm năng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực