Thứ sáu 27/12/2024 13:45

Tận dụng AI để định hình tương lai trong cách mạng công nghiệp 5.0

Ngày 6/9, hội thảo quốc tế chủ đề “Trí tuệ nhân tạo có thể giải thích được trong cuộc cách mạng công nghiệp 5.0” đã chính thức diễn ra tại Đà Nẵng.

Hội thảo lần thứ 4 được đồng tổ chức bởi Viện Nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ nhân tạo và Khoa học dữ liệu Đại học Đông Á (IAD) phối hợp cùng Viện nghiên cứu Gemtex, trường ĐH Ensait, ĐH Lille, Cộng hoà Pháp và Trường Quản lý HEC Liège, Đại học Liege, Bỉ. Đây cũng là hội thảo quốc tế về lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo và Khoa học dữ liệu lần thứ 8 được tổ chức bởi Đại học Đông Á phối hợp các viện nghiên cứu, các trường đại học, các nhà khoa học và chuyên gia trong nước và quốc tế.

Hội thảo diễn ra theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến ở các điểm cầu Việt Nam và quốc tế. Liên tục trong ngày 6/9 là 2 phiên làm việc với 10 báo cáo chuyên đề được trình bày bởi các chuyên gia đến từ 5 quốc gia trên thế giới gồm: Hoa Kỳ, Pháp, Bỉ, Anh và Việt Nam. Đồng thời, hội thảo lần này cũng quy tụ sự tham gia của nhiều học giả từ các viện nghiên cứu, trường đại học, sinh viên các khoa chuyên ngành về Trí tuệ nhân tạo và Khoa học dữ liệu (AI&DS) ở Việt Nam.

Hội thảo là diễn đàn thường niên về Trí tuệ nhân tạo và Khoa học dữ liệu, được kỳ vọng là không gian trao đổi kiến thức khoa học liên ngành, đa ngành, chia sẻ những khía cạnh đa dạng định hình những hướng đi mới và giải pháp sáng tạo thúc đẩy phát triển bền vững. “Khi bước vào Công nghiệp 5.0, chúng ta đang chứng kiến sự hòa quyện độc đáo giữa trí tuệ nhân tạo và con người. Trí tuệ nhân tạo đã và đang thay đổi cách chúng ta làm việc, quản lý và thậm chí tương tác với máy móc và công nghệ.

Buổi hội thảo quốc tế chủ đề “Trí tuệ nhân tạo có thể giải thích được trong cuộc cách mạng công nghiệp 5.0”

Một khía cạnh quan trọng của trí tuệ nhân tạo cần xem xét trong bối cảnh của Công nghiệp 5.0 chính là khả năng giải thích của nó. Trong một thế giới ngày càng phức tạp và đa dạng, việc hiểu rõ tại sao và cách mà các hệ thống trí tuệ nhân tạo đưa ra quyết định là một yếu tố quan trọng đối với sự tin tưởng và chấp nhận từ phía con người. Khả năng này không chỉ giúp đảm bảo tính minh bạch và đạo đức mà còn thúc đẩy sự tiến bộ liên tục trong việc phát triển các hệ thống trí tuệ nhân tạo.

Chúng ta không chỉ đứng trước cơ hội, mà còn đối mặt với trách nhiệm đảm bảo rằng sự phát triển của trí tuệ nhân tạo diễn ra trong hướng tích cực và bền vững. Điều này đòi hỏi chúng ta cùng nhau nỗ lực để đảm bảo rằng trí tuệ nhân tạo không chỉ tạo ra hiệu suất kinh tế, mà còn góp phần vào việc giải quyết các thách thức toàn cầu, như biến đổi khí hậu, y tế cộng đồng và bất bình đẳng xã hội.”, TS. Đỗ Sính – Phó Hiệu trưởng ĐH Đông Á phát biểu tại hội thảo.

Dưới sự chủ trì của các giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực AI&DS, xuyên suốt hội thảo là những phân tích vừa tổng quan vừa chuyên môn sâu về các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo có thể giải thích được và những thành tựu trong cuộc CMCN 5.0 trong sản xuất, phát hiện bất thường, kiểm soát quá trình và theo dõi sức khoẻ. Trong đó bao gồm các chủ đề: Trang phục thông minh dành cho việc giám sát trực tuyến về sức khỏe và cảm xúc tích cực của con người, Phương pháp thống kê mới để giám sát các bệnh truyền nhiễm theo không gian và thời gian, Các kỹ thuật tính toán để hợp nhất dữ liệu và ẩn danh dữ liệu khảo sát, sử dụng Digital Twin để chẩn đoán lỗi trực tuyến của hệ thống sản xuất, AI và Tương lai công việc trong kiểm soát chất lượng thống kê, Từ Hộp đen đến Trí tuệ nhân tạo có thể giải thích được trong lĩnh vực Chăm sóc sức khoẻ 5.0,…

Cũng trong khuôn khổ chương trình, phiên toạ đàm chủ đề “Cách mạng công nghiệp 5.0: cơ hội và thách thức” diễn ra sáng cùng ngày đã thu hút hơn 100 giảng viên và sinh viên các ngành thuộc khối Kỹ thuật – Công nghệ ĐH Đông Á tham dự trực tiếp và trực tuyến. Từ những phân tích về bối cảnh, cơ hội cũng như thách thức của cuộc CMCN 5.0 qua góc nhìn chuyên gia, PGS.TSKH Trần Kim Phúc – GVCC, nhà nghiên cứu tại ĐH Lille, Graduate School MADIS-631, ENSAIT & GEMTEX, Pháp cũng dành nhiều chia sẻ đến các bạn sinh viên ngành Khoa học dữ liệu ĐH Đông Á về tiềm năng ứng dụng và hướng phát triển đa dạng mà lĩnh vực thú vị AI&DS mang đến không chỉ với công nghệ mà còn ở cả giáo dục, an ninh, luật pháp, y tế,…

Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: công nghệ số

Tin cùng chuyên mục

Ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics Việt Nam

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh

Công viên Logistics Viettel sắp khai trương có gì đặc biệt?

Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Pháp lý tài sản số trước thềm ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số

Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á năm 2024

Sinh viên Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đạt giải ba cuộc thi Năng suất chất lượng 2024

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp 'bắt tay' với trường đại học đào tạo phát triển nhân tài số

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức