Tận diệt "rồng đất" - cưa đứt "lưỡi cày" sinh học của nhà nông

Người dân ở Hòa Bình phản ánh tình trạng người dân sử dụng kích điện bắt "rồng đất", tác động xấu đến hệ sinh thái, ảnh hưởng đến môi trường, gây bức xúc.
Đại biểu Quốc hội: Kích điện bắt giun cần xem là hành vi hủy hoại đất Cao Bằng: Thu giữ hơn 1 tạ giun đất đã sấy khô Thanh Hóa: Quyết liệt ngăn chặn tình trạng kích điện bắt giun đất

Lén lút kích điện bắt “rồng đất”

Giun đất (tên gọi khác là thổ long, địa long - rồng đất) thường được ví như “bạn của nông dân”, “người cày ruộng”, “ruột của trái đất”, “kỹ sư sinh thái”, “lưỡi cày sinh học của nhà nông”… có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, một vài năm gần đây, trên địa bàn nhiều tỉnh thành trên cả nước, tình trạng sử dụng kích điện để săn bắt, tận diệt “rồng đất”, gây nhức nhối với bà con nông dân.

Mặc dù, chính quyền nhiều địa phương đã có các biện pháp ngăn chặn, xử lý nhưng nhóm người này vẫn lén lút hoạt động săn bắt, thu mua, sấy giun đất… cũng trở thành mối lo ngại hủy hoại môi trường đất, người dân sản xuất nông nghiệp điêu đứng.

Tận diệt
Hoạt động sơ chế tại một cơ sở chế sấy giun đất. Ảnh: Hải Sơn

Anh Nguyễn Anh T., trú tại xã Thu Phong (huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) cho biết, nhà anh có khoảng gần 4ha đất trồng cam. Thời gian trước, anh đã nhiều lần phản ứng quyết liệt với hành vi sử dụng kích điện bắt giun đất ra khỏi vườn cam nhà mình. Thậm chí, anh phải cầu cứu lên cấp Trung ương phản ánh về hoạt động của nhóm người dùng kích điện tiêu diệt giun đất nhưng chưa được giải quyết triệt để.

“Những khu vực cây trồng bị kích điện bắt giun trở nên cằn cỗi, sâu bệnh tấn công, cây yếu, môi trường đất xuống cấp trầm trọng. Vì thế, tôi đã ít nhất 2 lần có “tâm thư” cầu cứu gửi đến Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cây trồng, đất đai bị xâm hại do nạn kích điện bắt giun diễn ra trong thời gian dài. Dù hoạt động này không rầm rộ như những năm trước, nhưng hiện nay nhóm người vẫn lén lút săn bắt giun đất, triệt hạ con đường sống của bà con”, anh T. bức xúc chia sẻ.

Cũng theo anh T., do nhiều lần phản ứng quyết liệt với nhóm người săn bắt giun đất mà anh đã bị kẻ gian đe dọa đến tính mạng.

“Chúng tôi cũng có nhiều kiến nghị về nội dung này nhưng đến nay chưa được xử lý dứt điểm. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nhưng không hiểu do chế tài xử lý thế nào mà các đối tượng vẫn thậm thụt săn bắt giun bán cho các cơ sở chế biến?”, anh T. đặt câu hỏi.

Tận diệt
Tình trạng sử dụng kích điện tận diệt "rồng đất" gây bức xúc cho nông dân. Ảnh: CTV

Cùng chung nỗi lo như anh T., chị Nguyễn Thị V. (trú tại xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) cho biết, gia đình nhà chị có khoảng hơn 2ha đất trồng nhãn. Khoảng thời gian từ năm 2021 đến giữa năm 2023, tình trạng người dân sử dụng kích điện tận diệt giun đất, khiến các hộ trồng cây ăn quả không khỏi lo lắng. Các hộ dân phải cắt cử người “đi tuần” cả ngày đêm để ngăn chặn nạn “giun tặc”.

“Chúng tôi có đến hỏi chính quyền địa phương về xử lý tình trạng này nhưng các anh trên xã nói khó bắt tận tay đối tượng và chế tài xử lý khó khăn, chưa đủ sức răn đe. Vì vậy, bà con nên tự tìm cách bảo vệ ruộng vườn của mình”, chị V. cho hay.

Theo phản ánh, tình trạng đất đai bị hủy hoại bởi các “kích thủ” tận diệt giun đất tái diễn trong thời gian gần đây tại một số huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Cao Phong… Mặc dù, hoạt động này không rầm rộ như 1-2 năm trước, nhưng vấn nạn “giun tặc” vẫn tái diễn, khiến cho nhiều nông dân vô cùng lo ngại…

Khó xử lý

Sau nhiều ngày Báo Công Thương tìm hiểu thực tế, cách thức bắt giun rất đơn giản. Chỉ với 2 thanh sắt nối với máy kích bằng đường dây điện và cắm trực tiếp xuống đất, sau vài tiếng kêu “tít tít” phát ra từ máy xung điện, trong vòng bán kính khoảng 2m2 các loại giun to nhỏ ngoi lên trên mặt đất. Trung bình mỗi ngày, 1 máy kích có thể bắt được từ 5 - 10kg giun tươi, thậm chí có thể nhiều hơn.

Trong vai “đầu nậu” đi gom mua giun tươi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, phóng viên được một “thợ” săn bắt giun đất tiết lộ, sau khi đi bắt giun đất, người này sẽ mang đến bán cho cơ sở chế biến của bà Trần Thị Hoa (ở xóm Khuôi, tổ 10, phường Thái Bình, TP. Hòa Bình).

Theo chia sẻ của “thợ” bắt giun này, giun đất tươi hiện nay đang được các “đầu nậu” thu mua với giá từ 40.000 – 50.000 đồng/kg. Giun sau khi thu mua sẽ được các chủ lò sấy thuê nhân công xẻ bụng, xếp thành lớp rồi đưa đi sấy khô. Mỗi mẻ giun được sấy bằng củi trong thời gian khoảng 4 giờ. Trung bình khoảng 10kg giun tươi sau khi sấy sẽ thu được 1kg giun khô. Giun khô được bán cho thương lái Trung Quốc hiện nay với giá khoảng từ 650.000 – 670.000 đồng/kg hoặc tùy thời điểm giá sẽ lên xuống.

“Người đi bắt giun trung bình có thể kiếm gần 1 triệu đồng/ngày. Còn nếu ngày nào chịu khó và gặp được may trúng “ổ” giun lớn có thể kiếm được từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng. Nhưng do gần đây người ta săn bắt giun nhiều và cấm dùng kích điện nên giờ ngày chỉ kiếm được 300 - 400 nghìn đồng, thậm chí không được”, một người “thợ” bắt giun tiết lộ.

Tận diệt
Hoạt động sơ chế, chất thải của giun hôi tanh được xả thẳng ra môi trường. Ảnh: Hải Sơn

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về cơ sở thu mua sấy giun của bà Trần Thị Hoa (ở xóm Khuôi, tổ 10, phường Thái Bình, TP. Hòa Bình), ông Bùi Thế Dương, Chủ tịch UBND phường Thái Bình cho biết: “Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh, phường đã họp bàn và cho lập tổ kiểm tra, giám sát hoạt động kích điện săn bắt giun đất và cơ sở chế biến, sấy giun trên địa bàn phường do một Phó Chủ tịch UBND phường làm tổ trưởng. Trong đó, lực lượng Công an làm nòng cốt”.

Trung tá Nguyễn Văn Hải, Trưởng Công an phường Thái Bình cho rằng, mặc dù hoạt động kích điện bắt giun đất được coi là hành vi vi phạm pháp luật, nhưng do chế tài hiện nay không đủ mạnh nên chưa đủ sức răn đe.

“Do trong quy định của luật chưa nêu cụ thể hành vi săn bắt giun đất xử lý như thế nào nên chỉ khi phát hiện quả tang, lực lượng công an mới có cơ sở thu giữ tang vật và xử lý vi phạm hành chính. Vì thế, việc xử lý dứt điểm tình trạng này hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn”, Trung tá Nguyễn Văn Hải cho hay.

Tận diệt
Hoạt động sấy giun tại một xưởng sơ chế ở Lạc Sơn. Ảnh: CTV

Ông Nguyễn Khắc Long, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình cho rằng, giun đất đóng vai trò quan trọng trong vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên cũng như dòng chảy năng lượng của thế giới sống. Đối với loại đất màu mỡ, số lượng giun dao động tầm 300 - 500 con/m2. Khi đất càng có nhiều giun nghĩa là chất lượng đất tại khu vực đó càng tốt.

“Do đó, hành động tận diệt giun đất và các sinh vật có ích khác trong đất bằng hình thức kích điện như con dao chặt đứt chu trình cải tạo đất trong tự nhiên, làm suy giảm chất lượng đất canh tác nông nghiệp, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển của cây trồng. Thậm chí, việc săn bắt giun này còn tiềm ẩn nguy cơ gây suy thoái môi trường và phức tạp về an ninh trật tự”, ông Nguyễn Khắc Long đánh giá.

Tận diệt
Giun khô được thương lái thu mua bán đi các tỉnh và xuất sang Trung Quốc. Ảnh: CTV

Cũng theo ông Nguyễn Khắc Long, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình mới chỉ ghi nhận việc khai thác giun đất bằng kích điện, chưa ghi nhận việc khai thác giun đất bằng hóa chất. Việc gây ô nhiễm môi trường của hành vi dùng kích điện để khai thác giun đất đến nay cũng chưa có nghiên cứu nào cụ thể.

Hải Sơn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: bắt giun đất

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng phê chuẩn quyết định bầu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Thủ tướng phê chuẩn quyết định bầu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Việt Nam đặt mục tiêu 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến vào năm 2030

Việt Nam đặt mục tiêu 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến vào năm 2030

Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Khởi động sân chơi “Ý tưởng trẻ thơ” năm thứ 15 trên toàn quốc

Khởi động sân chơi “Ý tưởng trẻ thơ” năm thứ 15 trên toàn quốc

Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Rác thải nhựa trong lĩnh vực thương mại điện tử có thể lên tới 800 nghìn tấn

Rác thải nhựa trong lĩnh vực thương mại điện tử có thể lên tới 800 nghìn tấn

Phú Thọ: Xe bồn bốc cháy, tài xế dũng cảm điều khiển ra khỏi cây xăng

Phú Thọ: Xe bồn bốc cháy, tài xế dũng cảm điều khiển ra khỏi cây xăng

Giảm 5 bộ, 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Giảm 5 bộ, 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Tôn vinh

Tôn vinh '80 năm Quân đội Anh hùng': Những khoảnh khắc vàng qua ống kính nghệ sĩ

Tọa đàm

Tọa đàm 'Kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, an toàn từ những kết luận kiểm toán'

Nhân sự 16/12: Tỉnh ủy Bình Dương thực hiện công tác cán bộ

Nhân sự 16/12: Tỉnh ủy Bình Dương thực hiện công tác cán bộ

Dự báo thời tiết biển hôm nay 17/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 17/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 17/12/2024: Bắc Bộ rét đậm, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết hôm nay 17/12/2024: Bắc Bộ rét đậm, trưa chiều giảm mây trời nắng

Miền Bắc đón nhiều đợt rét đậm rét hại mới

Miền Bắc đón nhiều đợt rét đậm rét hại mới

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chính phủ ban hành Nghị định số 157/2024/NĐ-CP ngày 16/12/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2015/NĐ-CP

Chính phủ ban hành Nghị định số 157/2024/NĐ-CP ngày 16/12/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2015/NĐ-CP

Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 2024

Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 2024

Dịch vụ dọn nhà đón Tết 2025: Xếp hàng để chờ đến lượt

Dịch vụ dọn nhà đón Tết 2025: Xếp hàng để chờ đến lượt

ROX Group và hành trình thiện nguyện: Bền bỉ khơi mạch nguồn yêu thương

ROX Group và hành trình thiện nguyện: Bền bỉ khơi mạch nguồn yêu thương

Xem thêm