Thứ sáu 08/11/2024 03:35

Tân Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách chỉ ra lãng phí trong quản lý vốn đầu tư công

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh, việc triển khai, giải ngân vốn đầu tư các dự án quan trọng quốc gia chậm, nhiều tồn tại.

Tập trung tháo gỡ khó khăn các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 23/5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022.

Trình bày Báo cáo thẩm tra về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban Tài chính, Ngân sách cơ bản tán thành với Báo cáo của Chính phủ và đánh giá cao sự chủ động, quyết tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành địa phương để đạt được những kết quả tích cực trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022

Nhận thức, trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương nâng lên ngay trong quá trình tổ chức giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành, tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021” và sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 63/2022/QH15 ngày 16/6/2022, Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Theo ông Lê Quang Mạnh, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm nhiều hơn cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; chất lượng dự án luật, pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội được nâng lên. Các Bộ, ngành trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ban hành và ban hành theo thẩm quyền 602 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có nhiều quy định liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Số lượng văn bản quy phạm pháp luật quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ ban hành mới, sửa đổi, bổ sung tăng lên, là cơ sở quan trọng để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Một số Bộ, ngành làm tốt nhiệm vụ này như Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải…

Đồng thời, thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhất là trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; tiết kiệm triệt để chi ngân sách nhà nước, cắt, giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết để bổ sung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả đã tiết kiệm được 53.896 tỷ đồng, nhiều Bộ, ngành, địa phương có số kinh phí tiết kiệm cao như: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, thành phố Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Bình Dương...

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 93,42% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong lĩnh vực giao thông cơ bản được khắc phục, tốc độ giải ngân cao hơn bình quân cả nước, tiết kiệm trên 8.546 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo, xử lý, tháo gỡ khó khăn đối với các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả. Đưa vào vận hành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình giai đoạn 2, Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1; xử lý, cơ cấu lại dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả như Nhà máy điện Long Phú 1, Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn, Trung tâm nhiệt điện Ô Môn, Dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2; một số dự án, doanh nghiệp sản xuất phân bón đã có nhiều chuyển biến trong sản xuất, kinh doanh.

Một số doanh nghiệp có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiết kiệm chi phí sản xuất, kinh doanh và đầu tư 5.941 tỷ đồng; Tập đoàn Viễn thông quân đội tiết kiệm 1.416 tỷ đồng…

Giải ngân các chính sách hỗ trợ mới đạt hơn 78,3 nghìn tỷ đồng

Tuy nhiên, ông Lê Quang Mạnh cho rằng, báo cáo của Chính phủ chưa đánh giá, phân tích, làm rõ mối quan hệ, sự chuyển biến trong tổ chức thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, chế độ, định mức; chưa đánh giá đầy đủ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của tồn tại, hạn chế và trách nhiệm.

Cùng với việc các Bộ, ngành, địa phương báo cáo không đúng thời hạn, không đầy đủ, thiếu định lượng; chưa khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được Quốc hội, đại biểu Quốc hội chỉ ra tại các kỳ báo cáo... gây khó khăn rất lớn cho việc tổng hợp, báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ.

Năm 2022 là năm đầu thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Chính phủ đã có báo cáo tình hình triển khai. Tuy nhiên, báo cáo chưa làm rõ những kết quả, chuyển biến so với thời điểm Quốc hội chưa ban hành Nghị quyết, nhất là việc thu hồi đất đã giao nhưng chưa đưa vào sử dụng, sử dụng sai mục đích; việc khắc phục các bất cập trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên tái chế, năng lượng tái tạo; quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên số, băng tần số vô tuyến điện, kho số viễn thông, cơ sở dữ liệu…

Tình trạng Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp chậm ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa được khắc phục, diễn ra nhiều năm, cho thấy người đứng đầu các cơ quan, tổ chức chưa coi trọng, chưa chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về việc xây dựng, triển khai Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong Bộ, ngành, địa phương, đơn vị, làm ảnh hưởng đến việc triển khai và kết quả thực hiện Chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ.

Đáng chú ý, tồn tại, hạn chế, lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công. "Công tác lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước chưa sát với khả năng thực hiện dẫn đến các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương không phân bổ hết kế hoạch vốn được giao" - ông Lê Quang Mạnh nêu đánh giá.

Bên cạnh đó, việc phân bổ, giao vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 chưa bảo đảm tiến độ quy định tại Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 của Quốc hội. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của một số Bộ, ngành, địa phương chưa đạt mục tiêu; 31/51 Bộ và 18/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 75% kế hoạch; tỷ lệ giải ngân dự án có vốn nước ngoài chỉ đạt 42,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Còn nhiều lãng phí do việc công bố chỉ số giá xây dựng tại các địa phương chậm, chưa sát với thị trường, là nguyên nhân dẫn đến các chủ đầu tư, nhà thầu không chủ động được trong quá trình triển khai dự án, công trình. Nhiều dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư nhưng không thể triển khai do vướng mắc về quy hoạch, địa điểm, đất đai, giải phóng mặt bằng; điều chỉnh đơn giá, dự toán dẫn đến làm thay đổi hoặc phải điều chỉnh lại dự án.

Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội ban hành nhiều chính sách, giải pháp với thời gian thực hiện chủ yếu trong năm 2022 và 2023 nhằm mục tiêu nâng cao năng lực phòng, chống dịch Covid-19, phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Chính phủ và các Bộ, ngành chậm ban hành văn bản quy định chi tiết; dự báo, tính toán nhu cầu của một số chính sách chưa sát thực tế; triển khai một số chính sách chậm, kết quả không đạt như dự kiến.

Đến ngày 31/12/2022, kết quả giải ngân các chính sách hỗ trợ mới đạt hơn 78,3 nghìn tỷ đồng (bằng 26% tổng số vốn). Cụ thể, chính sách hỗ trợ lãi suất (2%/năm) đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thông qua hệ thống ngân hàng thương mại có kết quả triển khai rất thấp, đến cuối tháng 3/2023, số tiền hỗ trợ lãi suất chỉ đạt 327 tỷ đồng, tương đương 0,82% tổng nguồn lực.

Chính sách cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ đạt dư nợ 16.400 tỷ đồng, bằng 42,7% tổng quy mô chính sách, 4/5 chương trình, chính sách dự kiến không sử dụng hết 16.865 tỷ đồng/38.400 tỷ đồng nguồn vốn của chương trình.

Việc hoàn thiện thủ tục đầu tư, phân bổ, giao kế hoạch vốn của Chương trình cho một số nhiệm vụ, dự án đầu tư chậm; một số dự án không hoàn thành thủ tục đầu tư đúng thời hạn nên không được tiếp tục phân bổ nguồn vốn. Đến cuối tháng 8/2022, Chính phủ mới trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (đợt 1) danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; điều chỉnh, bổ sung vốn ngân sách trung ương kế hoạch năm 2022 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương và đến Kỳ họp thứ 5 mới trình Quốc hội đợt 3.

Triển khai, giải ngân vốn đầu tư các dự án quan trọng quốc gia chậm, nhiều tồn tại, khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, làm lãng phí nguồn lực.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội dẫn chứng, đến ngày 31/01/2023, lũy kế giải ngân các dự án thành phần đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 chỉ đạt 46.871,8 tỷ đồng, bằng 70,7% tổng kế hoạch; giai đoạn 2021 - 2025 chỉ đạt 9.409,2 tỷ đồng, bằng 7,86% kế hoạch vốn.

Tiến độ triển khai và giải ngân các dự án thành phần thuộc Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành không bảo đảm quy định tại Nghị quyết số 53/2017/QH14 của Quốc hội, đến thời điểm 31/12/2022, mới giải ngân 16.697,647 tỷ đồng (đạt 73% kế hoạch).

Quỳnh Nga - Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Luật Điện lực (sửa đổi): Tháo gỡ chính sách, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về điện

Trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Cuba Hernandez Guillén đến chào từ biệt

Thủ tướng: Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình phát triển ACMECS

Điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Sự cố máy bay Yak-130: Bộ trưởng Phan Văn Giang gửi thư khen hai phi công bản lĩnh, tự tin

Đại biểu Quốc hội thống nhất sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 2 giữa Trung tướng Phạm Hồng Chương và Thiếu tướng Trần Văn Bắc

Thủ tướng đề xuất cùng xây dựng tiểu vùng Mekong mở rộng đổi mới, sáng tạo

Kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) - Cuộc cách mạng của nhân dân

Bảo đảm nguồn cung, ổn định giá những tháng cuối năm 2024

Xử lý SCB, Vạn Thịnh Phát, FLC cho thấy có trách nhiệm của tổ chức kiểm toán

Ông Nguyễn Đình Việt được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La

Công điện của Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thiết kế 'luồng xanh' để hút vốn đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp song phương với Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng