Thứ tư 06/11/2024 18:23

Tại sao tăng vốn đầu tư công dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng?

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, mỗi năm trung bình trượt giá 3%, tăng vốn đầu tư công cho dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng là phù hợp.

Thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ hơn về nguyên nhân, căn cứ của đề xuất nâng quy mô dự án quan trọng quốc gia gấp 3 lần (từ 10.000 tỷ đồng lên 30.000 tỷ đồng); quy mô dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C gấp 2 lần.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng (Ảnh: QH)

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có báo cáo giải trình ý kiến đại biểu về vấn đề này.

Bộ trưởng chia sẻ, tôi đến Trung Quốc, thấy một tỉnh của Trung Quốc 3 năm làm được 2.000 km đường cao tốc. Để làm nhanh được như vậy, họ dám vay vốn, phân cấp mạnh cho địa phương, đồng thời thành lập các công ty nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư công, sau khi hoàn thành đầu tư, các dự án sẽ được chuyển nhượng lại quyền khai thác đó cho tư nhân. Nhà nước thu hồi vốn đó về, như vậy tranh thủ được vốn của tư nhân còn vốn của Nhà nước đi làm việc khác. Họ cứ quay vòng như thế và làm rất nhanh.

Điều này chúng ta phải học tập, tại sao người ta làm được diện tích đường cao tốc lớn nhất thế giới, đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới, người ta có 49.000 km đường sắt cao tốc, có 200.000 km đường sắt tốc độ cao. Chúng ta chưa có km nào, nếu chúng ta làm theo quy định như thế sẽ rất chậm và không đáp ứng được yêu cầu, phải phân cấp mạnh hơn. Như vậy Trung ương, Quốc hội, Chính phủ tập trung giữ vai trò kiểm soát, kiến tạo, tăng cường hoàn thiện thể chế môi trường và làm rõ các trách nhiệm, kết quả cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; giảm xin - cho, giảm quyền anh, quyền tôi, giảm đùn đẩy, né tránh”- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Liên quan vấn đề tăng quy mô dự án quan trọng quốc gia từ 10.000 tỷ đồng lên 30.000 tỷ đồng, Bộ trưởng cho biết: Tiêu chí dự án quan trọng quốc gia đã xây dựng từ năm 1997 là 10.000 tỷ, đến nay đã mất 27 năm chưa sửa đổi. Trong khi quy mô nền kinh tế của chúng ta đã tăng gấp 10 lần so với năm 2000, tăng 2,5 lần so với năm 2013. Tổng chi ngân sách nhà nước đã tăng lên 3 lần. Trượt giá bình quân từ năm 2000 đến nay là 3%/ năm. Dự kiến đời sống của luật ít nhất phải giữ được 5-10 năm. Do vậy, việc nâng quy mô các nhóm dự án là phù hợp với thực tiễn và diễn biến vận động của nền kinh tế.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc nâng quy mô vốn đầu tư côngcủa dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng (gấp 3 lần) để phân cấp mạnh mẽ hơn trong quản lý đầu tư công.

Đối với các dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc tăng quy mô vốn đầu tư công lên 2 lần là phù hợp với khả năng hoàn thành dự án theo thời gian bố trí vốn thực hiện dự án (dự án nhóm A 6 năm, nhóm B 4 năm, nhóm C 3 năm).

Trong giai đoạn 2021-2025, Quốc hội đã quyết nghị chủ trương đầu tư 10 dự án quan trọng quốc gia, trong đó có 9 dự án có quy mô trên 10.000 tỷ đồng. Trong số 9 dự án này, có 5 dự án có quy mô trên 30.000 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2026-2030, tổng hợp sơ bộ các dự án cần triển khai theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị, có khoảng 40 dự án có quy mô trên 10.000 tỷ đồng, trong đó có khoảng 30 dự án có quy mô trên 30.000 tỷ đồng.

Như vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, khi nâng quy mô dự án quan trọng quốc gia lên mức trên 30.000 tỷ đồng thì số lượng dự án cần trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư vẫn còn rất nhiều, chưa kể các dự án khác phát sinh trong kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.

Về phân cấp điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc phân cấp này sẽ giúp giảm được 5 bước, từ 11 bước xuống 6 bước (trong đó giảm 3 bước trong nội bộ Chính phủ, giảm 2 bước tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội) và giảm thời gian 3-4 tháng so với việc thực hiện quy trình điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn so với quy định hiện hành.

Việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn có thể được thực hiện rất linh hoạt, triển khai ngay khi phát sinh nhu cầu của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, không phải đợi để tổng hợp thành đợt mới báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Việc điều chỉnh trên sẽ tạo sự linh hoạt, chủ động cho Thủ tướng Chính phủ và các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong việc điều chỉnh kế hoạch phù hợp với yêu cầu thực tế.

Mặt khác, việc phân cấp này cũng đồng bộ với quy định về việc "không bó cứng" danh mục kế hoạch trung hạn.

Những quy định trên của dự án luật sẽ tiếp tục cụ thể hóa việc chuyển đổi phương thức quản lý từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm", đồng thời bảo đảm vai trò giám sát.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: đầu tư công

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng đề nghị ADB hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến khởi công vào năm 2025

Rút ngắn thời gian trong triển khai thực hiện dự án đầu tư công

Luật Đầu tư công (sửa đổi): 'Nóng' vấn đề phân cấp, phân quyền

Thủ tướng: Phấn đấu nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Vân Nam lên mức 5 tỷ USD

Thủ tướng dự Lễ hội Văn hoá và giới thiệu du lịch Việt Nam tại Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng mong cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết

Đại biểu băn khoăn về thời hạn cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Thủ tướng thăm Khu Di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Trung Quốc

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng

80 năm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam: Linh hồn, mạch sống của Quân đội Cách mạng

Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn

Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thừa Thiên Huế

Tổng Bí thư Tô Lâm: ''Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả''

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chi thường xuyên cho trả tiền lương chiếm tới 45%

Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng