Thứ ba 05/11/2024 10:20

Tại sao tăng lương cơ sở 30%, còn lương hưu chỉ tăng 15%?

Tại họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 7, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội đã thông tin về việc tại sao tăng lương cơ sở 30%, còn lương hưu chỉ tăng 15%.

Sẽ rà soát tổng thể các bảng lương ở từng lĩnh vực

Ngày 29/6, ngay sau khi bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì Họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội

Tại buổi họp báo, trả lời về việc tại sao tăng lương cơ sở 30%, còn lương hưu chỉ tăng 15%, ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết, vấn đề này cũng được nhiều người hưu trí gọi điện hỏi ông.

Ông Phong chia sẻ, những lần điều chỉnh lương trước, đối với lương hưu đã có phần điều chỉnh. Nhất là tăng các chỉ số CPI hàng năm, đã tăng rất nhiều lần đối với người hưởng lương hưu theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội hiện hành.

Nếu tăng lương hưu đợt này chỉ tăng 11,5% sẽ ngang bằng như 30% như cán bộ công chức. Nhưng do khó khăn, năm nay chuẩn bị lương lên thì giá sẽ lên nữa. Vì vậy, Ban chỉ đạo cải cách tiền lương đã cân nhắc rất nhiều. Chính vì thế, lương của người hưởng lương hưu tăng 15% nhưng thực tế, cộng lại từ tăng chỉ số CPI cộng dồn các năm qua thì trên 30% so với cán bộ, công chức.

Theo ông Phong, còn cán bộ, công chức 3-4 lần thực hiện đề án này nhưng chưa thực hiện được. Tới giờ phút này cần phải tăng đồng bộ là 30%.

Về cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27, ông Phong cho biết, đã làm rất toàn diện nhưng đã ba lần lùi. Tới nay cũng chưa hoàn thành các nhiệm vụ đưa ra trong Nghị quyết 27. Về lộ trình, chúng ta làm thận trọng, chắc chắn, hiệu quả.

Liên quan đến lý do vì sao lộ trình cải cách tiền lương kéo dài? ông Phong cho hay, Ban Chỉ đạo cải cách tiền lương đã họp hàng chục cuộc, 4 nội dung thực hiện được còn 2 nội dung chưa thực hiện được cũng có lý do. Đối với bảng lương mới ở cơ sở, chúng ta xác định vị trí việc làm và minh chứng từng vị trí việc làm để trên cơ sở đó xác định, tinh giản biên chế như thế nào, mức lương từ vị trí thế nào cho thích hợp.

Quá trình thực hiện là cả một quá trình cải cách dài, việc xác định vị trí việc làm chưa đồng bộ. Hiện nay, còn tích hợp ở các bộ, ngành, từng địa phương về với nhau và chưa có sự thống nhất tương đối với nhau giữa các bộ, ngành, địa phương mặc dù chung một lĩnh vực.

Các bảng lương của lực lượng vũ trang cũng có những biến động nhất định, 3 thang bảng lương cũng phải xác định từng chút một. “Nếu không giải quyết được bài toán vị trí việc làm ở các đơn vị sự nghiệp công lập và những cơ chế để giải quyết cũng không biết tính nguồn lực thế nào để xử lý đối với vấn đề này” - ông Phong nói và cho hay, Ban Chỉ đạo đã trình, cho phép Chính phủ rà soát thật kỹ, tính toán thật kỹ, sắp tới chắc chắn Chính phủ sẽ rà soát tổng thể xem tất cả các bảng lương ở từng lĩnh vực liên quan để có sự thống nhất quản lý Nhà nước về tiền lương. Trên cơ sở đó, tính toán nguồn lực và các giải pháp thực thi mang lại hiệu quả.

“1 luật sửa 4 luật” để các luật sớm đưa vào cuộc sống

Tại cuộc họp báo, trả lời về “1 Luật sửa 4 Luật” nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực và triển khai theo mốc thời gian sớm hơn từ 1/8/2024, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, đây là một chủ trương đúng đắn để sớm đưa các chính sách và luật pháp vào cuộc sống.

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Theo ông Hiếu, Chính phủ đã thể hiện nỗ lực, quyết tâm trong việc sớm đưa các luật, các chính sách vào cuộc sống. Trong quá trình thảo luận dự luật này chỉ có một băn khoăn của một số đại biểu Quốc hội là việc nếu đẩy sớm hiệu lực của Luật thì có đảm bảo tính khả thi, tức là có đảm bảo việc ban hành đầy đủ văn bản hướng dẫn thi hành, để đảm bảo luật có hiệu lực đúng vào thời điểm có hiệu lực sớm.

Điều này chúng ta đã thảo luận rất nhiều. Chính phủ cũng đã có báo cáo chi tiết về mặt tiến độ và thể hiện những cam kết, cũng như quyết tâm bằng những giải pháp. Thậm chí, không thể gọi là cam kết vì Chính phủ đã và đang hành động rất quyết liệt, đồng thời, chỉ đạo các cơ quan có liên quan hoàn thiện các dự thảo Nghị định cấp Trung ương và địa phương, để đảm bảo Luật được ban hành và có hiệu lực theo thời điểm mới từ 1/8/2024.

"Về phía Quốc hội, để đảm bảo nhiệm vụ này được hoàn thành thì trong Nghị quyết của kỳ họp Quốc hội cũng đã nhấn mạnh đến việc Quốc hội cần phải đảm bảo ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết, để không xảy ra hiện tượng gọi là không có hoặc chậm ban hành văn bản, vốn dẫn đến tình trạng luật có hiệu lực nhưng không được thực thi trên thực tế” - ông Hiếu nói và cho hay “1 luật sửa 4 luật” không phải vì bất cập mà để các luật sớm đưa vào cuộc sống.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: cải cách tiền lương

Tin cùng chuyên mục

Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Năng suất lao động thấp, chi phí Logistic cao, đại biểu đề nghị miễn thuế cho doanh nghiệp cảng

Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá '03 không' trong tháng 11/2024

Hội nghị thượng đỉnh GMS sẽ thảo luận những lĩnh vực hợp tác mới, tạo 'đột phá' phát triển tiểu vùng MeKong

Cử tri Gia Lai phấn khởi, kỳ vọng về Luật Điện lực (sửa đổi)

Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Đại biểu Trần Hữu Hậu: Vướng quy định nhập khẩu điều thô châu Phi, nhiều doanh nghiệp rơi vào lao lý

Sắp diễn ra Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài là điểm sáng tăng trưởng kinh tế

Đại biểu Quốc hội: Cần đánh thức 3 động lực nội sinh

Khoáng sản là 'miếng mồi ngon', những người biết cách sẽ khai thác triệt để

Sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để không lỡ mất thời cơ

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng tại Trung Quốc

Tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà ở thương mại

Bộ Quốc phòng: Bàn giao nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II cho Trung tướng Trần Công Chính

Năng lượng, thương mại, đầu tư - những lĩnh vực tiềm năng đưa quan hệ Việt Nam-Qatar phát triển toàn diện hơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển nền giáo dục để đáp ứng yêu cầu kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hérnandez

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez