Thứ sáu 29/11/2024 09:50

Tại sao không nên ăn tiết canh lợn?

Tiết canh lợn là món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhưng ẩn chứa nguy cơ mắc những bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm rất cao.

Tiết canh lợn bản chất là máu sống, được trộn cùng các nguyên liệu khác như thịt, sụn, rau để ngon miệng, song đây chính là mầm mống gây ra các loại vi khuẩn, ký sinh trùng. Chưa kể, quá trình chế biến mất vệ sinh tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa.

Vi khuẩn gây bệnh chỉ hoàn toàn bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín kỹ

Vi khuẩn từ tiết canh khi vào cơ thể có nguy cơ nhiễm giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, liên cầu khuẩn. Căn bệnh đầu tiên dễ mắc nhất là nhiễm sán dây lợn. Trứng sán vào trong cơ thể phát triển thành ấu trùng.

Ấu trùng sán lợn khả năng xuyên qua niêm mạc đường tiêu hóa, cư trú ở tất cả các hệ thống từ cơ vân đến cơ tim, cơ hoành, nổi những hạt li ti trên da như con lợn gạo. Sán chui lên não làm tổ, khiến người bệnh có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn, có thể có các cơn co giật kiểu động kinh.

Căn bệnh hay gặp thứ hai nguy hiểm là liên cầu khuẩn lợn. Bệnh lây truyền trực tiếp sang người chủ yếu qua đường tiêu hóa do ăn thịt lợn, các sản phẩm từ lợn bệnh hay lợn mang mầm bệnh chưa nấu chín (như tiết canh, nem chua, nem chạo...) hoặc tiếp xúc từ tổn thương trên da.

Không chỉ lợn bệnh mà ngay cả con vật khỏe mạnh cũng có thể chứa khuẩn liên cầu. Trong quá trình con người giết mổ, vi khuẩn từ vùng họng con vật có thể vấy bẩn lên tiết canh. Các vi khuẩn sinh sôi nảy nở và xâm nhập vào các bộ phận khác như thịt, phổi.

Những triệu chứng ban đầu có thể nhẹ, không đặc trưng như đau bụng, sốt, buồn nôn, nôn và đi ngoài phân lỏng dễ khiến nhiều người chủ quan là các rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thông thường nên đến viện chậm trễ.

Các trường hợp nặng hơn với biểu hiện đau đầu, sốt cao, nôn, suy giảm ý thức, tri giác lơ mơ, xuất hiện ban hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ vi khuẩn liên cầu lợn. Một số trường hợp nguy kịch có diễn biến nhanh và nặng với biểu hiện sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, rối loạn đông máu.

Những chất độc tồn tại trong máu lợn trong quá trình nuôi, có thể gây các bệnh khác. Do đó, mọi người cần cảnh giác, tốt nhất không nên ăn tiết canh.

Nhiều gia đình nuôi lợn sạch cứ nghĩ lợn không bị bệnh nhưng chúng ta không thể biết con lợn đó có thực sự khỏe mạnh hay không. Lợn có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn hay những bệnh khác mà con người không thể nhận biết bằng mắt thường.

Bạn nên duy trì thói quen ăn chín, uống sôi trong mọi thời điểm. Vi khuẩn gây bệnh chỉ hoàn toàn bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín kỹ.

Hà Trần
Bài viết cùng chủ đề: Ngộ độc thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Thận trọng trước loạt sản phẩm hỗ trợ sức khỏe bán trái phép trên thương mại điện tử

Vũng Tàu: Gần 50 người nhập viện nghi do ngộ độc bánh mì

Cẩn trọng với tình trạng kháng kháng sinh

Thuốc lá: Kẻ thù không đội trời chung của làn da

Mua bán thuốc lá điện tử trên mạng xã hội: Thách thức không nhỏ!

Giải chạy thiện nguyện 'Run to A – Land 2024': Kết nối yêu thương, khơi nguồn hy vọng

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Chuyển đổi số thay đổi diện mạo y tế Quảng Ninh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội