Thứ hai 25/11/2024 14:45

Tái diễn chiêu trò hội thảo lừa đảo bán hàng tại làng quê

Gần đây, vẫn nhiều người tại vùng quê trở thành nạn nhân. Các đối tượng thường nhằm vào nhóm người cao tuổi, phụ nữ nhẹ dạ để lừa đảo, gây bức xúc trong dư luận

Chiêu trò lừa đảo, bán hàng giả, hàng nhái kém chất lượng trá hình dưới những cuộc hội thảo, giới thiệu sản phẩm kèm tặng quà khuyến mại để dụ dỗ người dân mua hàng, là những thủ đoạn không mới.

“Mật ngọt” lừa đảo mua hàng - nhận lại tiền

Theo Công an tỉnh Hưng Yên, thời gian qua, trên địa bàn một số huyện Phù Cừ, Khoái Châu, Yên Mỹ… xuất hiện nhóm đối tượng lợi dụng việc tổ chức chương trình hội thảo, với vỏ bọc giới thiệu sản phẩm, chăm sóc khách hàng, kèm theo tặng quà khuyến mại để dụ dỗ người dân mua hàng đồ gia dụng, thực phẩm chức năng… với giá thành cao gấp 5 - 7 lần. Để tạo sự tin tưởng và kích thích người dân mua hàng, ban đầu, các đối tượng tặng kèm theo các sản phẩm có giá thành rẻ như dầu ăn, nước mắm… Sau đó, bọn chúng dụ dỗ người dân cọc tiền mua hàng với lời hứa chỉ cần tham gia chương trình đến cuối buổi sẽ được hoàn lại tiền và tặng luôn đồ đã mua.

Sau một thời gian "vắng bóng", hội thảo bán hàng kém chất lượng tiếp tục tái diễn ở các vùng quê

Qua xác minh ban đầu, lực lượng công an xác định các công ty, doanh nghiệp hoặc các nhóm đối tượng giả danh như nêu trên thường từ các địa phương khác (thường là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, các tỉnh lân cận tỉnh Hưng Yên…). Đối tượng bị chúng nhắm tới thường là những người cao tuổi, phụ nữ nhẹ dạ, cả tin.

Ghi nhận thực tế, thủ đoạn lừa đảo qua chiêu thức mời tham dự hội thảo, tặng quà, bán hàng kém chất lượng như trên không mới, nhưng thời gian gần đây lại tiếp tục tái diễn ở nhiều địa phương trên cả nước. Như vào khoảng thời gian đầu tháng 10 vừa qua, có một nhóm người lạ đi xe ôtô tải đến mượn địa điểm tại nhà của một hộ dân tại xóm 8, xã Kim Chính, huyện Kim Sơn, Ninh Bình để tổ chức hội thảo tư vấn sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi. Theo lời giới thiệu của nhóm này, những ai đến tham dự hội thảo sẽ được nhận quà, khám, tư vấn sức khỏe miễn phí.

Để tạo không khí giao lưu với những người đến tham dự, các đối tượng sẽ tặng quà miễn phí như lọ dầu xoa bóp, chai mật ong… Sau khi tặng quà xong, nhóm người này bắt đầu giới thiệu sản phẩm để bán hàng. Đầu tiên, nhóm đối tượng đưa ra một số sản phẩm giá trị thấp như viên nghệ mật ong, đông trùng hạ thảo với giá bán từ 100 - 300 nghìn đồng/hộp kèm lời quảng cáo mua hàng sẽ được hoàn trả lại tiền ngay thời điểm mua. Khi đã tạo được lòng tin, nhóm người này tiếp tục đưa ra các sản phẩm có giá trị cao hơn như bếp ga, nồi cơm điện, quạt điện... với giá từ 2 - 4 triệu đồng/sản phẩm. Với tâm lý cả tin khi mua hàng sẽ được hoàn trả lại đúng số tiền đã bỏ ra, nhiều người dân đã đưa tiền triệu cho nhóm đối tượng để mua những sản phẩm gia dụng kém chất lượng, còn nhóm lừa đảo đã kịp “cao chạy xa bay” để lại lời hứa về kho lấy thêm hàng và sẽ quay lại!?

Với thủ đoạn tương tự, chị H’Nghiêm Niê (trú tại buôn Êrang, phường Khánh Xuân, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ: Sáng ngày 4/10, được một nhóm người phát giấy mời tham gia chương trình trải nghiệm sản phẩm tổ chức tại một nhà hàng trên địa bàn. Ban đầu, chị được phát 50.000 đồng, sau đó mua được một số sản phẩm như nước mắm, nước rửa chén, bột giặt với trị giá vài trăm nghìn đồng nhưng đều được hoàn lại tiền. Sau đó, các đối tượng thông tin phần 2 của chương trình sẽ diễn ra với những sản phẩm giá trị cao và cũng với cách thức mua hàng được hoàn lại tiền ngay lập tức.

Tin lời các đối tượng, chị H’Nghiêm Niê đã vội vàng đi về vay mượn tiền để đến tham gia chương trình mua một chảo chống dính trị giá 650.000 đồng và một nồi áp suất trị giá 4,1 triệu đồng. Thế nhưng, khi chị và nhiều người đang đợi hoàn lại tiền thì tất cả các đối tượng tổ chức chương trình vọt lên xe ô tô, xe máy đã chuẩn bị sẵn chạy đi mất khiến những người mua bức xúc.

Nâng cao ý thức cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo

Lợi dụng sự cả tin, sự thiếu hiểu biết trong cập nhật thông tin của người cao tuổi, các đối tượng lừa đảo đã diễn “màn kịch” mua hàng - trả lại tiền một cách hoàn hảo khiến nhiều người “sập bẫy”. Nếu trước đây, các nhóm đối tượng này thuê mượn hội trường tổ chức hội thảo tại các nhà văn hóa thôn, xóm, thì giờ đây, để qua mặt chính quyền địa phương, họ thường thuê các nhà hàng, khách sạn, mượn nhà dân để tổ chức. Thậm chí, lợi dụng mạng xã hội để thực hiện các hành vi lừa đảo, “con mồi” mà các đối tượng ngắm đến vẫn là nhóm khách hàng người cao tuổi.

Đơn cử, ngày 24/10, Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam 5 đối tượng trong đường dây chào bán thuốc, thực phẩm chức năng và “hồ sơ vàng” do đối tượng Ngô Hồng Dương (SN 1995) cầm đầu. Các đối tượng trên nảy sinh ý định lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhóm khách hàng là người cao tuổi, do nhận thấy người già thường quan tâm đến sức khỏe nhưng lại thiếu hiểu biết về các loại thuốc và thực phẩm chức năng. Một số khác lại cả tin, nếu nhận được lợi ích hoặc hứa hẹn nhận tiền thưởng, tiền hỗ trợ thì rất dễ bỏ ra ngay số tiền lớn.

Nhóm đối tượng này đã tuyển nhân viên tư vấn, liên lạc qua điện thoại với những người cao tuổi và mạo danh là cán bộ của Sở Y tế Hà Nội hoặc là bác sỹ Bệnh viện Mắt Trung ương để trao đổi về tình trạng mắt của người bệnh, giới thiệu các sản phẩm thực phẩm chức năng, rồi lôi kéo tham gia chương trình “hồ sơ vàng” để được hưởng tiền bảo hiểm hay miễn phí khám, chữa bệnh. Khi khách hàng tin tưởng và đồng ý tham gia, các đối tượng đóng gói thuốc, in giấy tờ giả của các cơ quan chức năng kèm theo và gửi qua đơn vị vận chuyển để giao hàng, thu tiền trực tiếp của khách.

Với thủ đoạn trên, đã có hàng trăm nạn nhân, chủ yếu là người cao tuổi, ở khắp các tỉnh, thành phố trên toàn quốc bị lừa, trong đó, có người đã chuyển cho nhóm đối tượng này số tiền rất lớn lên đến 600 triệu đồng.

Thực tế cho thấy, những chiêu trò, thủ đoạn lừa đảo như trên đều không mới, nhưng vẫn có nhiều người nhẹ dạ cả tin “sập bẫy”. Để ngăn chặn tình trạng này, hơn hết, mỗi người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác; kịp thời báo cho cơ quan chức năng khi phát hiện các đối tượng có dấu hiệu hoạt động phi pháp.

Chính quyền cơ sở cần tăng cường quản lý Nhà nước, kiểm soát các hoạt động của công ty, doanh nghiệp về địa phương để tổ chức hội thảo, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm.

Theo Báo Thanh tra
Bài viết cùng chủ đề: Pháp luật - Điều tra

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An: Công ty Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC bị cưỡng chế thuế

Cục Thuế tỉnh Cao Bằng công khai danh sách 19 người nộp thuế nợ tiền thuế

Hải Phòng: Công ty Cổ phần Lisemco 5 bị cưỡng chế nợ thuế hơn 15 tỷ đồng

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh chuyển hồ sơ vụ Công ty Viên Phát Vinh có dấu hiệu buôn lậu

Kỷ luật khiển trách đối với Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

TP. Hồ Chí Minh: Biển quảng cáo sai phép chình ình ‘trên đầu’ cây xăng

Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh bị cưỡng chế thuế hơn 9,8 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây trộm cắp xe máy liên tỉnh

Công an Bình Dương bắt tạm giam đối tượng Bùi Tiến Lợi

Cục Thuế tỉnh Sơn La công khai danh sách 62 người nộp thuế nợ tiền thuế

CEO Vương Long đăng video thứ 2 xin lỗi doanh nghiệp, muốn được rút kinh nghiệm

Đà Nẵng: Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty GFDI Nguyễn Quang Hoàng cùng các đồng phạm

Bạc Liêu: Công ty CP tư vấn xây dựng Tiến Hưng bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bắt đầu cưỡng chế 2 resort ở Bãi Sau

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vi phạm tại Công ty Gas Châu Minh Phong

Quảng Bình: Khởi tố 9 giám đốc, trưởng ban quản lý dự án

Hà Tĩnh: Công ty Đầu tư và Xây dựng Sơn Hà HT bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Công an Thanh Hóa ra quân bắt, vận động đầu thú và thanh loại 27 đối tượng truy nã

Cục Hải quan TP. Cần Thơ công khai 13 doanh nghiệp nợ thuế

Người phụ nữ ở Hà Nội bị 'ông bố đơn thân' lừa gần 4 tỷ đồng