Thứ sáu 22/11/2024 12:19

Tài chính xanh và số hoá là chìa khoá của kinh tế châu Á hậu đại dịch

Đây là khẳng định của báo cáo mới nhất của Asia House - tổ chức tư vấn chính sách độc lập tại Anh. Theo đó, các quốc gia tại châu Á, đặc biệt là các quốc gia mới nổi cần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số, đồng thời đầu tư vào tài chính xanh để có thể thoát khỏi bẫy "thu nhập trung bình".

Các quốc gia mới nổi tại châu Á dự kiến ​​sẽ là nền kinh tế khu vực phát triển nhanh nhất thế giới vào năm 2022, khi các tác động của đại dịch Covid-19 ngày càng yếu. Tuy nhiên, một tổ chức tư vấn của Anh cho rằng khu vực này vẫn cần các chính sách hiệu quả để thúc đẩy tài chính xanh và lấp đầy khoảng trống kỹ thuật số nếu muốn thúc đẩy phát triển.

Trong báo cáo triển vọng hàng năm được công bố vào cuối tháng trước của Asia House đã chỉ ra, nếu không có các chính sách hiệu quả, các nước châu Á có thể rơi vào bẫy "thu nhập trung bình" – có nghĩa là một quốc gia có thu nhập trung bình không thể chuyển đổi thành một quốc gia có thu nhập cao.

Tổ chức tư vấn độc lập này đã đưa ra "thách thức ba chính sách" đối với khu vực, bao gồm tài chính xanh, số hóa và tăng cường điều phối khu vực.

Tài chính xanh bao gồm các hoạt động tài trợ nhằm đạt được các kết quả tốt hơn về môi trường, chẳng hạn như "trái phiếu xanh" do một công ty muốn chuyển từ than sang năng lượng sạch hơn phát hành.

Phyllis Papadavid - trưởng nhóm nghiên cứu và cố vấn của Asia House nhận xét: "Nếu các nền kinh tế châu Á có thể ứng phó hiệu quả với 3 thách thức chính sách này, thì châu Á có thể tăng trưởng bền vững, công bằng và dựa trên năng suất, kéo theo triển vọng tươi sáng hơn cho 'Thế kỷ châu Á'".

Ông Phyllis Papadavid kiến nghị: "Để hiện thực hoá khát vọng trên, cần phải có sự đầu tư chưa từng có cho quá trình chuyển đổi năng lượng, bao gồm tài chính xanh và số hóa đa dạng hơn."

Asia House cũng đề xuất các quốc gia nên có các chính sách khuyến khích đầu tư vào xe điện, đào tạo kỹ thuật số cho lực lượng lao động nhằm cải thiện năng suất và khả năng sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong ngành thanh toán tài chính - thường là lĩnh vực cốt lõi ở các nền kinh tế mới nổi. Asia House cũng cho biết cần có sự phối hợp giữa các quốc gia trong khu vực để có thể thúc đẩy các hiệp định thương mại liên quan đến kỹ thuật số và tài chính xanh.

Các khuyến nghị được đưa ra khi áp lực lạm phát, biến thể Omicron đang lây lan với tốc độ nhanh chóng và căng thẳng địa chính trị trên thế giới đang ảnh hưởng mạnh lẽ đến nền kinh tế toàn cầu, khiến các nhà hoạch định chính sách phải tìm kiếm các biện pháp hiệu quả. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tháng 1 đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu của năm nay 0,5 điểm xuống còn 4,4%.

Khu vực mới nổi và đang phát triển tại châu Á dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 5,9% trong năm nay, giảm so với dự báo trước đó là 6,3%, dù vẫn là mức tăng trưởng nhanh nhất trên toàn thế giới. Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và lớn nhất khu vực được dự báo sẽ tăng trưởng 4,8% trong năm nay. Đồng thời, 5 nền kinh tế lớn của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 5,6% và Ấn Độ là 9%.

Trong báo cáo, Asia House cũng lần lượt đánh giá mức độ "sẵn sàng kinh tế" đối với tài chính xanh và số hóa của 8 quốc gia lớn ở Châu Á bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Các chỉ số sẵn sàng được tính toán dựa trên các thước đo kinh tế vĩ mô khác nhau, chẳng hạn như tổng dự trữ của một quốc gia, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng và chi tiêu của chính phủ cho nghiên cứu và phát triển.

Theo phân tích đó, Trung Quốc dẫn đầu các quốc gia khác về mức độ sẵn sàng cho cả tài chính xanh (72 điểm) và số hóa (72 điểm).

"Thị trường trái phiếu xanh của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, với việc phát hành đã phá kỷ lục mới vào năm ngoái" - Asia House lưu ý. Nhật Bản đứng thứ hai về cả hai chỉ số, lần lượt là 63 và 59 điểm.

Trong khi đó, Ấn Độ là nền kinh tế thấp nhất trong số tám nền kinh tế về mức độ sẵn sàng cho số hóa, với 36 điểm, do phạm vi phủ sóng băng thông rộng cố định thấp.

Philippines cũng đạt điểm tương đối thấp về mức độ sẵn sàng kỹ thuật số (40 điểm).

"Chính phủ nước này cần phải tăng cường đầu tư vào cả cơ sở hạ tầng và kỹ năng để thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số. Loại hình đầu tư này sẽ tác động đến tăng trưởng năng suất dài hạn của Philippines, vốn đang bị suy giảm" - Nhóm nghiên cứu cho biết

Thu Thủy

Tin cùng chuyên mục

Điện Kremlin cảnh báo xung đột 'leo thang' sau vụ phóng tên lửa Storm Shadow từ Ukraine

Toàn cảnh thế giới 21/11: Ukraine sử dụng vũ khí 'hết hạn'?; Hamas từ chối trao đổi con tin với Israel

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/11: Nga tung chiêu ‘lạ’, Ukraine quyết giành lại Kupyansk

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Chiến sự Nga - Ukraine: Hệ lụy nào sau việc Ukraine tấn công tên lửa vào lãnh thổ Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 21/11: Nga vây ráp lính Ukraine tại Kursk; Kiev nã tên lửa công khai vượt ‘lằn ranh đỏ’

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Ukraine 'phá vỡ lằn ranh đỏ' bằng đòn tấn công tên lửa Storm Shadow vào đất Nga

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/11/2024: Tạp chí Pháp nói về tiềm năng vũ khí hạt nhân của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng' cho Ukraine

Bloomberg nói khả năng đàm phán sớm về Ukraine; Economist dự đoán thời điểm kết thúc xung đột

Toàn cảnh thế giới 20/11: Nga tiết lộ thời gian kết thúc chiến sự, Israel trao thưởng 'hậu hĩnh' tại Gaza

ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực