Thứ hai 18/11/2024 16:14
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV:

Sức cạnh tranh của kinh tế không phải dựa vào sức lao động!

Là một trong những Bộ luật được đánh giá là có phạm vi điều chỉnh rộng, có nhiều nội dung được sửa đổi, có nhiều nội dung mới chưa có tiền lệ; có tác động nhiều mặt đến người lao động, đến đời sống xã hội và hoạt động sản xuất kinh doanh, Phiên thảo luận về Bộ luật Lao động (sửa đổi) ngày 23/10, ghi nhận nhiều ý kiến đầy tâm huyết.

Điều hành nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) có phạm vi điều chỉnh rộng, có nhiều nội dung được sửa đổi, có nhiều nội dung mới chưa có tiền lệ, có tác động nhiều mặt đến người lao động. Đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Quốc hội vừa có trách nhiệm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, vừa bảo đảm xây dựng luật pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh trong nước, đồng thời bảo đảm sự thận trọng, cân nhắc nhiều mặt để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trước mắt và lâu dài.

Theo chương trình kỳ họp, vào thứ tư ngày 20/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi)

Báo cáo trước khi đại biểu thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói rõ là không tán thành việc đề xuất mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa nhưng Chính phủ vẫn mong muốn tiếp tục trình Quốc hội phương án tăng thời giờ làm thêm.

Về thời gian làm việc bình thường, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng cho biết, một số ý kiến đại biểu Quốc hội và nhiều đoàn đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu để quy định người lao động làm việc theo chế độ 44 giờ/tuần. Một số ý kiến đề nghị cần hết sức cân nhắc khi thay đổi quy định về thời giờ làm việc bình thường trong bối cảnh hiện nay và nên giữ như quy định hiện hành về tuần làm việc 48 giờ.

Trong phân thảo luận, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc – Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Binh - cho rằng, việc giữ quy định giờ làm việc bình thường như hiện nay là phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế và rất nhân văn. Chúng ta quy định linh hoạt rằng thời gian làm việc tối đa là 48 giờ/tuần, Nhà nước khuyến khích giờ làm việc ít hơn là 40-44 giờ/tuần tùy thuộc điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và thỏa thuận giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, quy định này hợp lý, hợp tình.

Đưa cứ liệu chứng minh quan điểm, ông Lộc cho biết, theo tính toán sơ bộ thì riêng ngành thủy sản, dệt may, da giày, túi xách, điện tử, lương thực thực phẩm nếu giảm 4 giờ/tuần thì có thể giảm sản lượng kim ngạch xuất khẩu ít nhất 20 tỷ USD/năm, ảnh hưởng đến xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế của đất nước và các doanh nghiệp FDI sẽ tìm đến những nền kinh tế có chi phí lao động thấp hơn để chuyển hướng đầu tư, Việt Nam sẽ khó duy trì tốc độ tăng trưởng dòng vốn đầu tư FDI, thậm chí có thể xảy ra tình trạng thoái lui trong đầu tư.

Tuy nhiên, với quan điểm trái chiều, đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đoàn tỉnh Đắk Lắk) nêu rõ, theo quy định hiện hành, thời giờ lao động bình thường của người lao động Việt Nam đang ở mức cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và thế giới.

“Số giờ làm việc hiện nay của người lao động nước ta là 48 giờ/tuần, cộng thêm với thời giờ làm thêm được phép tối đa theo quy định hiện hành là 300 giờ/ năm, thì tổng quỹ thời gian làm việc của người lao động lên đến 2620 giờ/năm, trong khi ở Trung Quốc là 2288 giờ/năm và ở Hàn Quốc là 2246 giờ/năm” – Bà Xuân cũng đưa ra số liệu và nhấn mạnh, xu hướng giảm giờ làm đang là xu hướng chung của các nước trên thế giới, trên cơ sở đầu tư phát triển phương thức sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, bảo đảm tăng năng xuất lao động nhưng cũng duy trì sức khỏe bảo đảm khả năng lao động của người lao động, tạo điều kiện cho người lao động có thời gian chăm sóc gia đình, tham gia các hoạt động văn hóa. Từ lập luận này, đại biểu Xuân bày tỏ nhất trí với phương án không mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ tối đa so với quy định hiện hành và cần bổ sung các chế tài đủ mạnh để xử lý các tổ chức doanh nghiệp vi phạm các quy định của Bộ luật Lao động.

Chia sẻ quan điểm của đại biểu Nguyễn Thị Xuân, đại biểu Đoàn TP. HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm không giấu được xúc động với lời khẳng định: “Công nhân không muốn làm thêm giờ”. Bà Tâm nói thêm, dù trên thực tế họ cần làm thêm giờ và chúng ta phải trả lời câu hỏi vì sao họ làm thêm. Vì tiền lương không đủ trang trải cuộc sống?

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Sức cạnh tranh của kinh tế không phải dựa vào sức lao động của người lao động mà dựa vào năng lực quản trị, đổi mới công nghệ, điều kiện làm việc

Luận giải, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nói, nhìn vào tâm thế của người công nhân thì mới thấu hiểu họ và thậm chí, nhìn vào những đứa trẻ mà cha mẹ của họ phải gửi về quê. Có người cha, mẹ nào muốn gửi con về quê không? Hay có những công nhân phải 2 đến 3 năm mới về quê? – những câu hỏi của bà Tâm làm không khí trong nghị trường lắng xuống.

Tiếp tục phần thảo luận của mình, bà Tâm nói, những người công nhân không muốn trở thành gánh nặng của xã hội, họ phải đi làm. Nếu nói tự nguyện thì cần phải tranh luận, làm rõ.

“Nhân văn là bảo vệ quyền con người, là tình người trong sử dụng lao động và sức cạnh tranh của kinh tế không phải dựa vào sức lao động của người lao động mà dựa vào năng lực quản trị, đổi mới công nghệ, điều kiện làm việc” - Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm nói và nhấn mạnh, Quốc hội phải làm chính sách như thế nào để người công nhân có thu nhập đủ trang trải trong cuộc sống, có thời gian để nâng cao tay nghề, nâng cao giải trí, chăm sóc gia đình. Đó là quyền con người mà Hiến pháp quy định.

Thu Hằng - Hoàng Châu
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin cùng chuyên mục

Nhân sự 14/11: Bộ Giao thông Vận tải điều động Vụ trưởng; Ninh Bình, Trà Vinh bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt

Nhân sự ngày 13/11: Công bố lí do đề nghị kỷ luật đối với nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Trường Đại học Điện lực thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024

Nhân sự 12/11: Bộ Chính trị điều động lãnh đạo; Thái Bình, Trà Vinh, Đắk Nông bổ nhiệm Giám đốc Sở

Nhân sự 11/11: Thủ tướng ký quyết định nhân sự Bộ Quốc phòng, tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Bộ Nội vụ thông tin về lệ phí thi tuyển, xét tuyển công chức

Nhân sự Trung ương: Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông điều động nhân sự lãnh đạo

Luật Việc làm (sửa đổi): Kỳ vọng cho thị trường lao động bền vững

Hỗ trợ việc làm cho người lao động ngoài nước trở về

4 công việc phổ biến dành cho tân sinh viên muốn có thêm thu nhập

Nhân sự 8/11: Bộ Quốc phòng sáp nhập hai Cục; Ban Tuyên giáo Trung ương bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Nhân sự 7/11: Công bố lý do đề nghị kỷ luật Đảng đối với hai cựu cán bộ tỉnh Kiên Giang

Nhân sự 6/11: Bộ Công an điều động Giám đốc Công an tỉnh; Thứ trưởng Bộ Y tế nhận nhiệm vụ mới

95,4% hộ gia đình không thay đổi thu nhập trong tháng 10/2024

Nhân sự 4/11: Bộ Công an điều động Giám đốc Công an tỉnh; Ngân hàng Nhà nước có tân Vụ trưởng

Nhân sự Trung ương: Bộ Công Thương bổ nhiệm Cục trưởng; thông tin về cương vị mới của NSND Xuân Bắc

Tiếp tục cảnh báo chiêu trò tuyển dụng lao động thời vụ

Nhân sự 1/11: Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm vị trí lãnh đạo tại VTV; nhiều địa phương bổ nhiệm cán bộ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 2/11/2024: Miền Bắc vùng núi trời rét; miền Trung sắp mưa lớn

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc VTV