Thứ năm 26/12/2024 12:33

Sửa Luật Báo chí để phù hợp với thực tiễn

Sau hơn 6 năm thi hành Luật Báo chí, trong bối cảnh khoa học, công nghệ, truyền thông hiện đại phát triển, một số quy định của Luật Báo chí đã bộc lộ hạn chế.

Mở rộng đối tượng quản lý

Với thực tiễn truyền thông như hiện nay, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Thị Thu Hằng - Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, nên đổi thành Luật Báo chí truyền thông, mở rộng phạm vi đối tượng điều chỉnh, bao gồm 4 nhóm đối tượng chính tác động qua lại: Báo chí - các phương tiện truyền thông đại chúng khác trong xã hội thông tin; truyền thông liên cá nhân trong hệ sinh thái số; truyền thông xã hội; mạng xã hội.

Việc sửa Luật Báo chí 2016 cần đề cập tới quyền và trách nhiệm của tất cả các chủ thể của báo chí số và truyền thông đa nền tảng, chủ thể trong nước và nước ngoài, bổ sung và nhấn mạnh quyền và trách nhiệm của công chúng số. Đồng thời định hướng phát triển các nền tảng số như: website, ứng dụng di động để thuận lợi hơn cho phát triển và quản lý báo chí số; tạo điều kiện pháp lý để tăng cường chất lượng và phạm vi phát hành nội dung báo chí trên các nền tảng xuyên biên giới, các mạng xã hội.

Tổng giám đốc Vũ Việt Trang (phải) giới thiệu với đại biểu về gian trưng bày của TTXVN tại Hội báo 2022. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN

Trong khi đó, Tiến sỹ Nguyễn Thị Thúy Hằng - Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) cho rằng, cần có quy định về báo in, tạp chí in, báo điện tử và tạp chí điện tử.

Từ góc độ quản lý Nhà nước, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin Truyền thông -TTTT) cho rằng, nên xem xét xây dựng mô hình tổ hợp báo chí truyền thông là đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước. Tổ hợp có thể có nhiều cơ quan báo chí, nhà xuất bản trực thuộc, hoạt động đa loại hình, đa nền tảng, đa dịch vụ. Đồng thời, về chức danh lãnh đạo cơ quan báo chí quy định theo hướng “chủ báo”, “chủ bút”. Đây cũng là hướng đi để hình thành những cơ quan báo chí lớn của đất nước và tiếp tục triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025 đối với các cơ quan chủ quản, địa phương nhiều cơ quan báo chí có truyền thống, uy tín và vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.

Tiến sỹ Đồng Mạnh Hùng, Trưởng ban Thư ký Biên tập của Đài Tiếng nói Việt Nam VOV đặt vấn đề: Sản phẩm của nền kinh tế là hàng hóa dịch vụ. Vậy sản phẩm báo chí có được coi là hàng hóa hay không? Công chúng có thể được coi là khách hàng của kinh tế báo chí hay không? Những điều này chưa được quy định trong Luật Báo chí.

Theo ông Đồng Mạnh Hùng, chưa có quy định về chức năng kinh doanh của báo chí. Vì vậy cần quy định và phân định về chức năng chính của báo chí là chức năng tuyên truyền và kinh doanh. Cần coi sản phẩm báo chí là một loại hàng hóa đặc biệt, các sản phẩm này cũng có sự cạnh tranh, cung - cầu, giá cả, vận hành theo quy luật của nền kinh tế thị trường, cũng như công chúng báo chí chính là những khách hàng của cơ quan báo chí.

Đáp ứng sự thay đổi

Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Thanh Lâm cho biết, Luật Báo chí năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý để hoạt động báo chí và hoạt động liên quan đến báo chí phát triển; quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của nhân dân được bảo đảm và phát huy trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm, sau hơn 6 năm thi hành Luật Báo chí, trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của khoa học, công nghệ, truyền thông hiện đại, một số quy định của Luật Báo chí đã bộc lộ hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Cơ quan báo chí có hai vai trò. Một là vai trò của đội ngũ tham gia bảo vệ chế độ. Nhưng bên cạnh đó, báo chí cũng là những cơ quan cung cấp dịch vụ công là thông tin tuyên truyền thiết yếu.

Vậy cơ sở khoa học nào để làm rõ mối quan hệ giữa cơ quan báo chí và bên chủ quản, cao hơn là Nhà nước trong vai khách hàng lớn của báo chí. Do đó, cần có cơ sở khoa học để khi trình bày có thể thuyết phục được các cấp, ngành, thuyết phục được xã hội, khi câu chuyện của báo chí và kinh tế báo chí còn là vấn đề nhức nhối.

"Trong khi đó, các hình thái khác của thông tin xã hội sẽ nhanh chóng thay thế một số vai trò của báo chí nếu như chúng ta không tính toán đến việc nâng tầm đội ngũ báo chí cách mạng. Rất nhiều vấn đề như vậy chúng tôi mong muốn các trường đại học, cơ sở đào tạo, nghiên cứu, giúp đỡ cho để có những công trình nghiên cứu để sửa Luật Báo chí 2016", Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nêu rõ.

baotintuc.vn
Bài viết cùng chủ đề: Hội Nhà báo Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Nhân sự 25/12: Công an Thái Bình bổ nhiệm lãnh đạo; Bắc Giang điều động hai Phó Giám đốc sở

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/12/2024: Vùng biển từ Ninh Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 26/12/2024: Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Công ty Thủy điện Sông Bung tri ân khách hàng: Lan tỏa yêu thương đến vùng cao

Giảm phát thải khí nhà kính: Doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng?

Tuyên dương 125 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số: Truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ vượt qua khó khăn

Cần truyền thông để doanh nghiệp hiểu đúng về thị trường carbon

TikTok Shop thúc đẩy chiến dịch GreenUP với hoạt động tham quan nhà máy Canifa

Từ năm 2025 sẽ xử phạt người hút thuốc lá điện tử?

Xe đạp igus:bike làm từ nhựa tái chế đến Việt Nam trong hành trình vòng quanh thế giới

Dự báo thời tiết biển hôm nay 25/12/2024: Giữa và Nam Biển Đông có mưa bão

Nhân sự 24/12: Bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội

Dự báo thời tiết hôm nay 25/12/2024: Bắc Bộ rét đậm, Nam Bộ và Tây Nguyên nắng gián đoạn

Bão số 10 di chuyển chậm, gây mưa lớn cho Nam Bộ

Hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, tăng cường đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp công nghệ cao

Thắp sáng niềm tin đến người dân khu tái định cư Làng Nủ

Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT bỏ cộng điểm chứng chỉ nghề, tin học, ngoại ngữ

Chi trả lương hưu, trợ cấp qua tài khoản cá nhân phát triển vượt bậc

Kiến tạo môi trường kinh doanh minh bạch, an toàn: Tạo động lực đầu tư cho doanh nghiệp

Gia Lai: Các nhà vườn trồng mai tất bật xuống lá để kịp hàng đón Tết