Thứ bảy 26/04/2025 04:39

Sửa đổi Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo hướng nào?

Hội nghị tham vấn Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được tổ chức sáng 26/2, tại thành phố Đà Nẵng.

Sáng 26/2, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Công Thương phối hợp Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội tổ chức Hội nghị tham vấn Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Dự án Luật).

Hội nghị có sự tham dự của đại diện Sở Công Thương các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung; các trung tâm tiết kiệm năng lượng, trung tấm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, một số doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng.

Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại khu vực miền Trung

Sửa đổi đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Phương Tuấn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường Quốc hội cho biết, Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả mới được Thường vụ Quốc hội bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025. Dự kiến, Luật sửa đổi sẽ được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 3/2025 và Quốc hội sẽ cho ý kiến, xem xét thông qua vào tháng 5/2025.

Một trong các mục đích của việc sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là nâng cao tính thực tiễn, khả thi của Luật, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật trong các hoạt động sử dụng năng lượng, phù hợp với các cam kết quốc tế. "Cơ quan soạn thảo đang rà soát sự tương thích điều ước quốc tế trong luật với các điều ước quốc tế hiện hành mà Việt Nam đang tham gia là thành viên", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường Quốc hội Nguyễn Phương Tuấn thông tin.

Ông Nguyễn Phương Tuấn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường Quốc hội

Bà Nguyễn Thị Lâm Giang – Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương cho biết, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được Quốc hội thông qua năm 2010, chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/1/2011. Sau 15 năm triển khai, đến nay, Luật đã bộc lộ bất cập cần phải rà soát để sửa đổi, bổ sung để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn hoạt động sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến các sản phẩm công nghiệp để ứng phó với các thách thức mới.

Theo bà Nguyễn Thị Lâm Giang, trong bối cảnh các thách thức về biến đổi khí hậu; các quy định, hàng rào kỹ thuật về môi trường trong xuất khẩu hàng hóa ngày càng tăng; sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số; và Việt Nam đã cao kết đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2025, thì việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là hết sức cần thiết. Việc sửa đổi Luật sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, kịp thời tận dụng, thu hút và huy động được các nguồn lực quốc tế để hỗ trợ, thúc đẩy quá trình đầu tư tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi thị trường các sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

Bà Nguyễn Thị Lâm Giang – Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững

Lấy ý kiến rộng rãi 4 nhóm chính sách

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ông Hoàng Việt Dũng – Đại diện Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững cho biết, dự kiến, Dự án Luật sẽ sửa đổi 16/48 Điều tại Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010.

4 nhóm chính sách sẽ được lấy ý kiến rộng rãi để chỉnh sửa gồm: Các nội dung về nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; nội dung về quản lý, phát triển đối với dịch vụ tư vấn năng lượng, kiểm toán năng lượng, đào tạo nhân lực trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; nội dung quy định về chính sách ưu đãi, công cụ hỗ trợ tài chính cho lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; nội dung về chuyển đổi thị trường và quản lý hiệu suất phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng.

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận đóng góp nhiều ý kiến cho dự thảo dự án Luật. Như các nội dung về phân cấp, phân quyền đối với địa phương trong thực thi Luật; kinh nghiệm thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thúc đẩy phát triển các công ty dịch vụ năng lượng (ESCO).

Sau hội nghị tại Đà Nẵng, Bộ Công Thương và Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội sẽ tiếp tục tổ chức Hội nghị tham vấn lấy ý kiến về Dự án Luật này tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày mai (27/2).

Sáng 26/2, tại TP. Đà Nẵng, Bộ Công Thương và Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội tổ chức Hội nghị tham vấn lấy ý kiến góp ý về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại khu vực miền Trung.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung trao đổi, góp ý nhiều nội dung liên quan đến 4 nhóm chính sách lớn tại Dự án Luật sửa đổi.

Vũ Lê

Tin cùng chuyên mục

Thực hiện Nghị quyết 55 ở Vĩnh Phúc! Bài cuối: Từ tiết kiệm đến tái cấu trúc ngành công nghiệp

Tiết kiệm điện: Không phải ‘trend’ - là trách nhiệm!

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55 - Bài 2: Chuyển đổi xanh nhờ tiết kiệm năng lượng

Công nghệ BESS giúp quản lý, sử dụng năng lượng hiệu quả

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Bộ Công Thương tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện: Mạng xã hội sẽ 'dậy sóng' xanh

Thể lệ cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Bộ Công Thương phát động Cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

65 học viên được đào tạo về quản lý năng lượng

Điều chỉnh phụ tải: Lợi cả đôi đường

Học sinh lan tỏa tiết kiệm điện tại "Gameshow Kilowatt?" mùa 2

Kiến nghị Quốc hội gỡ vướng cho dịch vụ năng lượng

Quốc hội “bắt mạch” hiệu quả năng lượng ở miền Nam

Bộ Công Thương đào tạo quản lý năng lượng cho doanh nghiệp

Bắc Giang tiết kiệm được hơn 8.700 kWh điện

Quảng Ninh tiết kiệm 25.000 kWh điện từ sự kiện Giờ Trái đất 2025

Giờ Trái đất 2025, cả nước tiết kiệm 448.000 kWh

Hà Nội hưởng ứng Giờ Trái đất, lan tỏa tinh thần sống xanh

PC Bắc Giang hưởng ứng Giờ Trái đất 2025

PC Sơn La đạp xe hưởng ứng Giờ Trái đất 2025