Thứ năm 02/01/2025 03:07

Sửa đổi, bổ sung quy định về mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Bộ Giáo dục và Đào tạovừa ban hành Thông tư 16/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ. Thông tư có hiệu lực từ 5/1/2025.

Về đội ngũ giảng viên, Thông tư bổ sung quy định giảng viên chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và giảng viên chủ trì giảng dạy chương trình đào tạo phải là giảng viên cơ hữu không quá tuổi nghỉ hưu tối đa theo quy định của Chính phủ về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Hằng năm, các giảng viên này trực tiếp giảng dạy trọn vẹn một số học phần bắt buộc hoặc hướng dẫn chính luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ trong chương trình đào tạo.

Sửa đổi, bổ sung quy định về mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Ảnh: Vietnamnet

Thông tư bổ sung quy định ngành phù hợp ở trình độ tiến sĩ, thạc sĩ đối với một số ngành đào tạo trình độ thấp hơn phải đáp ứng một trong số các yêu cầu sau:

Cùng tên với ngành đào tạo hoặc đáp ứng quy định trong chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Trường hợp chưa có chuẩn chương trình đào tạocủa lĩnh vực, nhóm ngành tương ứng, phải có căn cứ khoa học và thực tiễn, được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xác định là ngành có nền tảng chuyên môn gần nhất đối với ngành đào tạo, được phần lớn người tốt nghiệp ngành đào tạo lựa chọn khi học lên trình độ cao hơn; được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận dựa trên ý kiến của Hội đồng tư vấn chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập.

Ngành phù hợp ở trình độ tiến sĩ đối với một ngành đào tạo cùng trình độ phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau:

Cùng tên với ngành đào tạo hoặc đáp ứng quy định trong chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Trường hợp chưa có chuẩn chương trình đào tạo của lĩnh vực, nhóm ngành tương ứng: có căn cứ khoa học và thực tiễn được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xác định là ngành có cùng nền tảng chuyên môn và thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo; được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận dựa trên ý kiến của Hội đồng tư vấn chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập.

Thông tư 16 cũng sửa đổi, bổ sung điều kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Theo đó, về điều kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ bổ sung quy định có kinh nghiệm trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học liên quan tới ngành đào tạo, đáp ứng một trong các điều kiện sau:

Ngành đào tạo trình độ thạc sĩ là ngành phù hợp đối với một ngành đã đào tạo và cấp bằng ở trình độ đại học; trong 5 năm gần nhất, số giảng viên quy định tại khoản 1, Điều 5 đã có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy trên 50% số học phần trong chương trình đào tạo, đồng thời đã công bố tổng số ít nhất 20 bài báo, báo cáo khoa học trên các tạp chí khoa học được Hội đồng Giáo sư nhà nước tính điểm cho ngành đào tạo, với vai trò là tác giả đứng đầu hoặc tác giả liên hệ.

Đối với điều kiện mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, Thông tư 16 sửa đổi, bổ sung quy định có kinh nghiệm trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học liên quan tới ngành đào tạo, đáp ứng một trong các điều kiện sau:

Ngành đào tạo trình độ tiến sĩ là ngành phù hợp đối với một ngành đã đào tạo và cấp bằng ở trình độ thạc sĩ; trong 5 năm gần nhất, số giảng viên quy định tại khoản 1, Điều 6 đã tham gia hướng dẫn 5 luận án tiến sĩ thuộc ngành đào tạo được bảo vệ thành công (tại một cơ sở đào tạo khác); đồng thời, đã công bố tổng số ít nhất 50 bài báo, báo cáo khoa học trên các tạp chí khoa học được Hội đồng Giáo sư nhà nước tính điểm cho ngành đào tạo, với vai trò là tác giả đứng đầu hoặc tác giả liên hệ.

Cùng với đó, cơ sở đào tạo cần đạt các tiêu chí của chuẩn cơ sở giáo dục đại học áp dụng cho cơ sở đào tạo tiến sĩ bao gồm tỷ lệ giảng viên toàn thời gian có trình độ tiến sĩ; tỷ trọng thu từ các hoạt động khoa học và công nghệ (trừ các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an); số lượng công bố khoa học và công nghệ tính bình quân trên một giảng viên toàn thời gian.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Giáo dục và đào tạo

Tin cùng chuyên mục

10 thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành giáo dục năm 2024

Tuyên dương 125 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số: Truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ vượt qua khó khăn

Hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, tăng cường đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp công nghệ cao

Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT bỏ cộng điểm chứng chỉ nghề, tin học, ngoại ngữ

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Quản trị và Kinh doanh tổ chức khai giảng, trao bằng tốt nghiệp sau đại học

Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 2024

Nói không với điện thoại, học sinh ở Gia Lai làm gì trong giờ ra chơi?

Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế: Định hướng nghề nghiệp theo hướng xanh, bền vững

Mới nhất, lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh cả nước

Đào tạo gắn với doanh nghiệp - “Một mũi tên, trúng hai đích”

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về giảm tỉ lệ xét tuyển sớm?

Nữ sinh Hà Nội trở thành tân Trạng nguyên tuổi 13 năm 2024

Tái hiện hoạt động thu hoạch, lưu trữ thóc, lúa qua giải đấu robot 'Mùa vàng'

Đà Nẵng: Hơn 6.000 người tham gia OPEN STEM DAY ‘trải nghiệm thế giới thông minh’

Hiệu quả công việc là 'thước đo' đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Khởi động cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024

Ứng dụng Blockchain và AI trong học tập giúp gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên