Thứ hai 25/11/2024 19:49

Sử dụng thuốc lá tại Việt Nam: Thực trạng đáng báo động

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, tình hình sử dụng thuốc lá tại Việt Nam vẫn còn ở mức báo động.

Theo các số liệu thống kê, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người hút thuốc cao nhất thế giới, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, kinh tế và xã hội. Trong những năm qua, với những nỗ lực của Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương, công tác phòng chống tác hại của thuốc lá đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới và là quốc gia đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN có số người trưởng thành hút thuốc lá cao nhất chỉ sau Indonesia và Philippines.

Việc giảm thiểu tác hại của thuốc lá là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội.

Việc sử dụng thuốc lá sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm thế giới có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá và dự báo đến năm 2030 sẽ tăng hơn 70.000 người tử vong/năm nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện. Tại Việt Nam, những căn bệnh của con người có tới 25 căn bệnh liên quan đến thuốc lá có nguy cơ gây tử vong hàng đầu như đột quỵ, bệnh mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân khi hút thuốc lá có nguy cơ bị ung thư phổi lên tới 96,8%. Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế. Tại Việt Nam, theo ước tính sơ bộ của Hội Kinh tế Y tế Việt Nam năm 2022, tổng chi phí liên quan đến khám chữa bệnh, ốm đau và tử vong sớm do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá là 108.000 tỷ đồng một năm.

Theo số liệu báo cáo nghiên cứu của Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá Việt Nam, năm 2015 tỷ lệ người trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) hút thuốc lá chiếm 22.5%, trong đó, tỷ lệ nam hút thuốc lá chiếm 45,3% và nữ chiếm 1.1%. Năm 2023, tỷ lệ người tuổi trưởng thành hút thuốc lá chiếm 20,2% (giảm 2,5% so với năm 2015), trong đó, tỷ lệ nam hút thuốc lá chiếm 38,9% và nữ chiếm 1.5%. Tỷ lệ người trưởng thành hút thuốc lá năm 2023 so với năm 2015 có giảm tuy nhiên tỷ lệ giảm không đáng kể.

Tỷ lệ người hút thuốc lá tại Việt Nam vẫn còn cao, nguyên nhân do một số người tìm đến thuốc lá muốn giải tỏa áp lực tinh thần trong cuộc sống. Trong thuốc lá có những hoạt chất hóa học có tác dụng làm tê liệt tạm thời hệ thần kinh. Chính vì vậy, khi căng thẳng và áp lực một số cá nhân vô tình hút thuốc lá và dẫn đến hình thành thói quen hằng ngày trong cuộc sống. Đồng thời, trong thuốc lá còn có nicotine có khả năng gây nghiện nên một số người khi đã hút thuốc thì rất khó để bỏ, thậm chí tần suất sử dụng thuốc lá còn có xu hướng gia tăng.

Nguyên nhân tiếp theo gây ra tình trạng hút thuốc lá ở Việt Nam như hiện nay là do văn hóa giao lưu. Tại cộng đồng vẫn tồn tại việc mời nhau điếu thuốc lá tưởng chừng như đơn giản và là một phép lịch sự đã vô tình khiến nhiều người tiếp xúc với thuốc lá và quen dần với chúng. Đặc biệt, ở lứa tuổi thanh thiếu niên đang có hiện tượng hút thuốc lá để thể hiện bản thân và xu hướng thuốc lá đang dần xâm nhập mạnh mẽ vào giới trẻ, nhất là lứa tuổi học sinh. Ngoài những nguyên nhân trên, có một nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ hút thuốc lá gia tăng do người dân chưa nhận thức được những hậu quả nghiêm trọng mà thuốc lá gây ra cho sức khỏe cộng đồng.

Để hạn chế và giảm tỷ lệ hút thuốc lá tại cộng đồng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2030 và Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá nhằm giảm cung cấp và giảm sử dụng các sản phẩm thuốc lá. Tăng thuế thuốc lá theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới chiếm 70 – 75% giá bán lẻ các sản phẩm thuốc lá. Đối với cộng đồng, mỗi cá nhân cần nhận thức được những tác hại nghiêm trọng của thuốc lá, hạn chế sử dụng thuốc lá dưới mọi hình thức. Nếu có thói quen sử dụng thuốc lá hãy thay thế thuốc lá bằng kẹo cao sum viên ngậm… Không rủ rê, lôi kéo bạn bè sử dụng thuốc lá; không khuyến khích thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá; không hút thuốc lá ở nơi công cộng, trong phòng kín để bảo vệ sức khỏe cho những người xung quanh. Đối với các cơ quan, ban, ngành cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, các chương trình giáo dục về tác hại thuốc lá trong phạm vi công sở, trường học…để thay đổi nhận thức của người dân.

Việc giảm thiểu tác hại của thuốc lá là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội. Mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và chính phủ đều cần có những hành động cụ thể để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Thanh Thanh
Bài viết cùng chủ đề: tác hại thuốc lá

Tin cùng chuyên mục

Thuốc lá: Kẻ thù không đội trời chung của làn da

Mua bán thuốc lá điện tử trên mạng xã hội: Thách thức không nhỏ!

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh