Thứ năm 14/11/2024 20:20

Startup Kamereo được đầu tư 4,6 triệu USD trong vòng Series A

Kamereo do anh Taku Tanaka (Nhật Bản) được thành lập từ năm 2018 và là một starup công nghệ trong lĩnh vực phân phối thực phẩm có trụ sở tại T.P Hồ Chí Minh. Tháng 7/2021, Kamereo huy động thành công số tiền 4,6 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A từ Tập đoàn CPF, cùng Quest Ventures và Genesia Ventures.

Kamereo là một nền tảng thương mại điện tử theo mô hình B2B (từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp) kết nối các nhà hàng tới trực tiếp đơn vị cung cấp thực phẩm. Đây cũng là nền tảng phân phối thực phẩm B2B đầu tiên tại Việt Nam trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, cửa hàng bán lẻ và văn phòng.

Giao diện của nền tảng Kamereo

Trước khi thành lập Kamereo, nhà sáng lập Taku Tanaka từng đảm nhiệm cương vị COO của chuỗi cửa hàng Pizza 4P’s. Trong vòng 3 năm, Taku đã đưa thương hiệu phát triển chỉ từ một cửa hàng nhỏ tại TP. HCM lên đến 10 cửa hàng trên toàn quốc. Cũng chính tại đây, anh dần nhận thấy nhiều vấn đề cần khắc phục trong chuỗi cung ứng thực phẩm, đặc biệt là hiệu suất. Đó cũng chính là động lực để anh thành lập Kamereo.

Anh Taku Tanaka - CEO của Kamereo

CEO Taku Tanaka chia sẻ, hiện tất cả các công việc mua hàng và tìm nguồn cung cấp trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng đều thực hiện bởi con người. Bởi vậy công nghệ có thể đóng góp rất nhiều trong việc cắt giảm chi phí nhân công, mang lại sự minh bạch và chính xác để giải quyết bài toán này. Mặt khác, hiện tại thị trường chưa có một nền tảng, ứng dụng one-stop nào có thể giúp kết nối nhà hàng và nhà cung cấp với nhau mặc dù cả hai phía đều luôn tìm kiếm khách hàng, nhà cung cấp cho mình. Vì thế Kamereo ra đời sẽ hướng đến việc sử dụng công nghệ để giải quyết những điểm còn hạn chế trong việc mua hàng và tìm nhà cung cấp để các nhà hàng có thể tập trung vào giá trị cốt lõi của họ nhằm mang lại trải nghiệm dịch vụ ăn uống tốt nhất cho khách hàng.

Với tầm nhìn là tái định nghĩa lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, giúp các đầu bếp và chủ nhà hàng tập trung vào chuyên môn chế biến và phục vụ khách hàng, Kamereo sẽ hỗ trợ họ trong khâu đàm phán với nhà cung cấp, xử lý và quản lý đơn hàng.

CEO của Kamereo cho biết:"F&B là lĩnh vực có mức độ tăng trưởng cao mỗi năm. Đặc biệt, từ góc độ tôn giáo Việt Nam không có nhiều hạn chế về ăn uống, mức thu nhập của người dân cũng ngày càng cải thiện, người Việt hiện nay sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho việc ăn uống. Vì thế, lĩnh vực F&B tại Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển".

Đến nay đội ngũ của Kamereo có khoảng 100 nhân viên và có thể đáp ứng nhu cầu của hơn 400 khách hàng thường xuyên. Ngoài ra, Kamereo cũng sẽ liên tục nâng cấp trải nghiệm người dùng và chất lượng dịch vụ của trang web, ứng dụng trên App Store, Google Play và mở rộng phạm vi áp dụng công nghệ.

Chia sẻ về khoản đầu tư vào Kamereo Bà Goh Yiping, đại diện cho quỹ Quest Ventures tỏ ra ấn tượng về khả năng triển khai chuỗi cung ứng toàn diện và kiến thức thị trường đối với mô hình “từ trang trại đến bàn ăn” tại Việt Nam của Kamereo. Ông Takahiro Suzuki, đại diện cho quỹ Genesia Ventures cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ đội ngũ Kamereo trong việc thực hiện tầm nhìn “tái định nghĩa ngành kinh doanh thực phẩm” của công ty.

Với việc huy động được 4,6 triệu USD từ vòng gọi vốn Series A sẽ giúp Kamereo tăng cường nhân lực và mở rộng phạm vi hoạt động ra Hà Nội vào năm tới, đồng thời xây dựng hệ thống quản lý kho nhằm tối ưu hóa các hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, công ty cũng sẽ liên tục nâng cấp trải nghiệm người dùng và chất lượng dịch vụ của trang web, ứng dụng trên App Store, Google Play và mở rộng phạm vi áp dụng công nghệ.

Hiện nay, Kamereo đang lên kế hoạch mở rộng dòng sản phẩm cung cấp, trước hết là sản phẩm thịt. Thời gian tới , công ty dự kiến sẽ tiến hành thu mua sản phẩm này thông qua đối tác là Tập đoàn CP Việt Nam, đại diện tập đoàn cũng cho biết sẽ cùng Kamereo phối hợp trong hoạt động phân phối thực phẩm B2B.

Tại Việt Nam, thực phẩm và đồ uống (F&B) nằm trong nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), nhiều năm nay luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và còn nhiều tiềm năng phát triển. Dự báo, ngành FMCG tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng từ 5-6% trong giai đoạn 2020-2025. Sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng trở thành động lực dẫn dắt thị trường. Tập khách hàng phân mảnh hơn dẫn đến nhu cầu đối với từng nhóm sản phẩm cũng trở nên riêng biệt hơn. Trước COVID-19, ngành F&B đã có một số xu hướng lớn hình thành, điển hình như nhu cầu về thực phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật, thực phẩm hữu cơ, thành phần dinh dưỡng lành mạnh, thực phẩm đóng gói tiện dụng, tăng cường trải nghiệm khách hàng… Những xu hướng này không bị ảnh hưởng do COVID-19 mà ngược lại tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

Bài viết cùng chủ đề: ngành đồ uống Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt báo cáo khởi nghiệp GenAI ASEAN đầu tiên tại Hà Nội

Phát động cuộc thi "Innogreenlife 2024 - Đổi mới sáng tạo vì cuộc sống xanh"

Cơ hội nhận 10.000 USD từ chương trình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Đà Nẵng xúc tiến đầu tư đổi mới sáng tạo với Hàn Quốc và Singapore

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng – SURF 2024

Khát khao đưa sản phẩm ớt rừng mang thương hiệu ''quê'' tới cộng đồng

Chi 35.000 USD tiền thưởng cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo về hiệu quả năng lượng

Giai đoạn 2024-2027, tiếp tục hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội thu được lợi ích lớn nhờ chuyển đổi số

Cuộc thi Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp 2024: Nhiều ý tưởng được đầu tư thiên thần

Khởi nghiệp với sản phẩm chả ống tre độc đáo, chàng trai thu về tiền tỷ mỗi năm

MEGA US EXPO 2024 - kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc

Bình Phước: Khởi nghiệp với cốm gạo, cô gái 9x đoạt nhiều giải thưởng quốc tế

Kawai Startup Fair 2024: Ấn tượng với các màn gọi vốn

Startup Việt - Breezing.in tạo dấu ấn tại SaiGon Summit 2024

Điểm danh 3 Startup Việt Nam toả sáng tại sân chơi công nghệ InnovFest

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Phát động Cuộc thi Khởi nghiệp Xanh phát triển bền vững lần thứ 10

Thừa Thiên Huế: 5 lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nào được ưu tiên đầu tư?

Quỹ đầu tư công nghệ VinaCapital Ventures “rót vốn” vào Quickom