Thứ sáu 08/11/2024 16:25

Sẽ có 3 đợt lấy nước phục vụ gieo cấy vụ đông xuân 2018-2019

Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp giữa Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cùng một số đơn vị chuyên môn về công tác chỉ đạo, điều hành các đợt lấy nước phục vụ gieo cấy lúa đông xuân năm 2018-2019, khu vực Trung du và đồng bằng Bắc bộ diễn ra sáng 16/1, tại Hà Nội.

Theo Tổng cục Thủy lợi, kế hoạch gieo cấy lúa vụ đông xuân sẽ thực hiện tại 12 tỉnh, thành phố khu vực Trung du và đồng bằng Bắc bộ. Theo đó, sẽ gieo cấy khoảng 602.500 ha lúa, giảm 9.340 ha so với vụ đông xuân 2017-2018 do các tỉnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu từ đất trồng lúa sang cây trồng khác. Trong đó, diện tích phụ thuộc vào nguồn nước xả gia tăng từ các hồ chứa thủy điện khoảng 480.000 ha. Thời gian gieo cấy tập trung trà xuân muộn với thời gian gieo mạ từ 25/1-10/2, cấy trong tháng 2/2019.

Ông Vũ Xuân Khu - Phó Giám đốc Trung tâm điều độ điện quốc gia (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) cho biết: Tập đoàn Điện lực đã sẵn sàng kế hoạch xả nước đổ ải đảm bảo đủ nước gieo cấy trong khung thời vụ đông xuân

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong thời gian vụ đông xuân 2018-2019, tổng lượng mưa mùa khô thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10-25%. Nhiệt độ trung bình trong vụ đông xuân 2018 - 2019 có khả năng cao hơn nhiệt độ trung bình nhiều năm. Có thể xuất hiện rét đậm, rét hại trong tháng 1/2019 và nửa đầu tháng 2/2019. Mực nước trên các sông suối khu vực Bắc bộ tháng 1 và tháng 2/2019 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm. Mực nước thấp nhất trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng ở mức 0,3-0,4, xuất hiện vào tháng 2 hoặc tháng 3/2019. Các hồ chứa thủy điện hiện tại đã tích cơ bản đầy. Dự kiến đến thời gian bắt đầu xả dung tích trữ đạt khoảng 90-95% thiết kế.

Theo kế hoạch, tổng thời gian lấy nước gồm 3 đợt, với 16 ngày, rút ngắn 2 ngày so với vụ đông xuân 2017-2018. Cụ thể: đợt 1 từ 0 giờ ngày 21/1 đến 24 giờ ngày 24/1; đợt 2 từ 0 giờ ngày 31/1 đến 24 giờ ngày 3/2; đợt 3 từ 0 giờ ngày 15/2 đến 24h ngày 22/2. Trong thời gian 3 đợt lấy nước, mực nước sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội được duy trì từ dương 2m 2 trở lên.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng phòng quản lý công trình, Cục Quản lý công trình thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi) - cho biết: Trên cơ sở lịch lấy nước, dự kiến trong đợt 1 diện tích có nước trung bình khoảng 15- 20%, trong đó các tỉnh ven biển sẽ đạt diện tích lấy nước cao hơn từ 30-50%. Đợt 2 sẽ đạt khoảng 50-70%. Đợt 3 lấy nước chủ yếu đưa dẫn nước các vùng khó khăn về nước như các tỉnh ở khu vực Trung du Bắc bộ

Thông tin thêm về nguồn nước các hồ chứa, ông Vũ Xuân Khu - Phó Giám đốc Trung tâm điều độ điện quốc gia (EVN) - cho biết: Tình hình thủy văn không thuận lợi, đến cuối năm 2018, thiếu hụt khoảng hơn 5 tỉ m3 nước trên toàn hệ thống các hồ chứa. Riêng 3 hồ chính xả nước phục vụ đổ ải gồm: Tuyên Quang, Thác Bà và Hòa Bình mực nước dâng đang thấp hơn mực nước dâng bình thường là 520 triệu m3 khối so với năm 2018. Do đó, EVN cũng như các đơn vị của tập đoàn rất mong trong các đợt xả nước, Tổng cục Thủy lợi cũng như Bộ NNN&PTNT chỉ đạo các đơn vị, các công ty khai thác thủy nông, sở nông nghiệp ở các tỉnh đảm bảo huy động mọi nguồn lực lấy nước một cách tập trung, triệt để, rút ngắn càng nhiều số ngày xả nước và lượng nước để xả phát điện trong các tháng mùa khô đảm bảo tưới dưỡng lúa.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy Lợi - cho hay: Tổng cục sẽ phối hợp với Cục Trồng trọt, EVN và các cơ quan liên quan thực hiện thông báo chính thức lịch lấy nước cho các địa phương để triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, sẽ tăng cường công tác truyền thông, phổ biến lịch lấy nước trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ lấy nước phục vụ gieo cấy, đồng thời tích trữ nước trong hệ thống kênh mương, ao hồ, vùng trung để phục vụ tưới dưỡng. Theo dõi, cập nhật thường xuyên tình hình nguồn nước, tiến độ lấy nước của các địa phương. Kịp thời tham mưu điều chỉnh, rút ngắn thời gian lấy nước khi tiến độ lấy nước vượt kế hoạch.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang

Tuyên Quang: Xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất khiến người dân hoang mang

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: Cần gỡ rào cản pháp lý

Thị trường các bon: Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng