Thứ sáu 08/11/2024 21:28

Sau Fed, các Ngân hàng Trung ương nào tăng lãi suất?

Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ vừa tăng lãi suất mạnh lần thứ 4 liên tiếp, ngay sau đó Ngân hàng Trung ương Anh cũng tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 33 năm.

Trong cuộc họp chính sách ngày 2/11 (theo giờ địa phương), Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, đưa lãi suất quỹ liên bang lên 3,75-4%. Đây là lần tăng 0,75 điểm phần trăm thứ tư liên tiếp do Fed đưa ra và là lần tăng lãi suất thứ sáu kể từ tháng 3/2022.

Như vậy, Ngân hàng Trung ương Mỹ tăng lãi suất điều hành tổng cộng 3,75 điểm phần trăm kể từ đầu năm. Trong cuộc họp chính sách tháng 6, tháng 7 và tháng 9, Fed đều tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm.

Trong thông báo sau cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày, Fed nhấn mạnh quyết định tiếp tục tăng lãi suất "sẽ là phù hợp" để đạt được mức độ kiểm soát cần thiết nhằm kiềm chế lạm phát, song cơ quan này sẽ cân nhắc tác động đối với nền kinh tế khi đưa ra các quyết định tiếp theo.

Sau Fed các Ngân hàng Trung ương nào tăng lãi suất?

Theo chân Fed, ngày 3/11, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đã tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, mức tăng lớn nhất trong 33 năm, để kiểm soát lạm phát dự báo tăng cao kỷ lục lên khoảng 11%.

Quyết định này đưa lãi suất của Anh lên 3%, mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. BoE cho biết nước Anh đang rơi vào tình trạng suy thoái dự báo kéo dài đến giữa năm 2024.

Tăng lãi suất là giải pháp mà nhiều ngân hàng trung ương thực hiện đề kiềm chế tốc độ tăng lạm phát hiện đã lên mức kỷ lục ở nhiều nước. Tại châu Á, theo nhận định của tờ Thời báo Hàn Quốc (The Korea Times), Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) tiếp tục đối mặt với một tình huống khó xử trước khả năng phải thực hiện một bước đi quan trọng khác là tăng lãi suất cơ bản thêm 50 điểm cơ bản trong cuộc họp ấn định lãi suất sắp tới.

Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc Choo Kyung-ho cho biết, sau quyết định của FOMC, lãi suất chủ chốt của Fed đã tăng lên phạm vi từ 3,75% đến 4%. Điều này đã nới rộng khoảng cách với lãi suất của BoK lên 1 điểm phần trăm. Trong khi đó, BoK cũng đã được dự báo sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 0,5 điểm phần trăm vào trung tuần tháng 11 này. Tuy nhiên, các nhà kinh tế Hàn Quốc vẫn nghi ngờ về triển vọng sáng sủa của nền kinh tế Hàn Quốc, đặc biệt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng thanh khoản đang chưa có hồi kết.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Tăng lãi suất

Tin cùng chuyên mục

Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Giảm lãi suất tối thiểu 1%/năm cho doanh nghiệp lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long

Từ 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền sẽ thuộc Ngân hàng Nhà nước

VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Giá vàng và chứng khoán sẽ ra sao sau kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ?

Thu ngân sách nhà nước 10 tháng tăng 17,3%

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

Kỳ vọng của quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháng 10, HNX đã huy động thành công 30.575 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Manulife mở rộng quy mô chương trình 'Sống Sạch - Sành - Xanh', khuyến khích người dân ‘khoe’ lối sống khỏe

Tỷ giá tăng, thị trường chưa có dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản

Tác động của bầu cử Tổng thống Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao?

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để 'ghìm cương' tỷ giá

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'