Chủ nhật 22/12/2024 16:29

Sắp diễn ra Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024

Dự kiến từ ngày 10 - 15/11 sẽ diễn ra Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024.

Sự kiện lần này diễn ra tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc tế Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), với chủ đề: “Phát triển cùng chia sẻ, hợp tác cùng hưởng lợi”.

Ban tổ chức hội chợ phía Trung Quốc phụ trách mời doanh nghiệp trọng điểm từ Thượng Hải, Thâm Quyến, Quảng Đông, Tứ Xuyên và Trùng Khánh... tham gia. Ban tổ chức hội chợ phía Việt Nam phụ trách mời doanh nghiệp trọng điểm từ Lai Châu, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh... và doanh nghiệp của các tỉnh miền Trung, miền Nam tham gia.

Việt Nam và Trung Quốc đã triển khai tổ chức các cặp Hội chợ thương mại Việt – Trung luân phiên. Ảnh: CT

Hội chợ dự kiến có sự tham gia của 500 - 600 gian hàng tiêu chuẩn, được bố trí ở 2 khu vực: Khu gian hàng Trung Quốc có diện tích 5500 m2, khu gian hàng Việt Nam có diện tích 3800 m2.

Các hoạt động chính sẽ diễn ra trong khuôn khổ hội chợ như: Gặp mặt xã giao Đoàn đại biểu chính quyền hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) - Vân Nam (Trung Quốc); Lễ Khai mạc, chương trình văn nghệ và tham quan gian hàng; Hội đàm công tác Đoàn đại biểu kinh tế thương mại hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) - Vân Nam (Trung Quốc); Hội nghị giao thương kinh tế thương mại và hợp tác logistics xuyên biên giới Trung - Việt; Hội nghị giao thương kinh tế ngành hàng dệt may Trung - Việt; Hội nghị giới thiệu Văn hóa du lịch Trung - Việt (Hồng Hà); Hội nghị giao thương kinh tế thương mại quốc tế và hoạt động triển lãm giới thiệu sản phẩm dược Trung - Việt (Kim Bình)…

Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024 là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng nhằm thúc đẩy sự hợp tác, phát triển kinh tế, đầu tư giữa Lào Cai, các địa phương của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và các địa phương của Trung Quốc, góp phần tăng cường giao lưu thương mại giữa hai bên, đẩy mạnh tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu thông qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai, giúp các doanh nghiệp tìm hiểu, thâm nhập thị trường Vân Nam, tạo đà phát triển mở rộng ra các địa phương khác của Trung Quốc.

Thời gian qua, hoạt động thương mại biên giới luôn được Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm. Việt Nam và Trung Quốc luôn chú trọng triển khai tổ chức các cặp Hội chợ thương mại Việt – Trung luân phiên. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc tham dự hội chợ ngày càng đông.

Một trong những yếu tố tạo nên thành công trong hoạt động thương mại giữa Lào Cai và các địa phương của Việt Nam với tỉnh Vân Nam, cũng như các địa phương của Trung Quốc đó là giao thông ngày càng thuận tiện. Cở sở hạ tầng được đầu tư đáp ứng nhu cầu thông thương.

Lào Cai có vị trí trung tâm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng thời là trung tâm của các tỉnh biên giới tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); điểm trung chuyển giao thương trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, kết nối Việt Nam và các nước ASEAN với thị trường Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc, một điểm nối quan trọng trên tuyến hành lang Bắc – Nam trong khuôn khổ Hợp tác các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.

Hiện nay, việc hợp tác phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa hai nước đang được các bên xúc tiến thực hiện. Phía Trung Quốc, tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn (1.435mm) Côn Minh - Hà Khẩu Bắc đã được nước bạn xây dựng xong và đưa vào khai thác đồng thời cùng tuyến đường sắt khổ 1.000mm Côn Minh - Hà Khẩu hiện có.

Tuyến đường sắt tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đã được duyệt trong Chiến lược, Quy hoạch phát triển đường sắt đến năm 2020 – 2030. Thời gian tới, Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng Lào Cai sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh đề xuất với các bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ triển khai các hạ tầng kết nối giao thông liên vùng và kết nối qua biên giới quan trọng của tỉnh Lào Cai.

Trong đó, thống nhất phương án và khởi công xây dựng đường sắt khổ lồng kết nối Ga Lào Cai với Ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc); hoàn thành quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; tiếp tục đề xuất đầu tư xây dựng một số công trình cầu qua biên giới phù hợp với Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050...

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Ngày 19/11 sẽ khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (Việt Nam) – Pa Háng (Lào)

Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu cán đích sớm

Thúc đẩy thương mại biên giới, tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam - Lào

Tăng cường giao thương, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái khởi sắc

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Chính thức thông quan hàng hóa Việt - Lào qua cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An)

Tạo thuận lợi, thúc đẩy thương mại biên giới Việt Nam - Lào

Vùng biên Bình Liêu: Đầu tư hạ tầng thương mại, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế

Sơn La: Nâng cấp cửa khẩu, gia tăng hiệu quả thương mại qua biên giới

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng và thương mại biên giới Việt Nam - Lào

Nhộn nhịp xuất nhập khẩu qua cửa khẩu với Trung Quốc

Nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại biên giới

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa đạt gần 46 triệu USD

Xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn tăng cao

Móng Cái: Hơn 1,3 triệu tấn hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu

Ngày 27/9 sẽ diễn ra Hội thảo kết nối vùng qua cặp cửa khẩu Nam Giang - Đắc Tà Oọc (Lào)

Lạng Sơn: Khoác áo mới cho chợ miền núi, biên giới

‘Xây dựng cửa khẩu thông minh thực sự thông minh, giảm chi phí cho doanh nghiệp’

An Giang đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển thương mại biên giới

‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi