Thứ sáu 15/11/2024 22:17

Sản xuất đồng vị phóng xạ thương hiệu Việt

Trong thời gian qua, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt vẫn luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc điều chế một số đồng vị phóng xạ quan trọng không thể thiếu cho các ứng dụng trong y tế, công nghiệp, nông nghiệp, đặc biệt là các đồng vị phóng xạ và dược chất đánh dấu phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh.
Phòng nghiên cứu hạt nhân

Ông Dương Văn Đông - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và điều chế đồng vị phóng xạ, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt - cho biết: Từ khi lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt chính thức hoạt động vào tháng 3/1984, việc nghiên cứu điều chế các đồng vị phóng xạ và dược chất phóng xạ bắt đầu hình thành và phát triển. Cũng tại thời điểm đó, cả nước chỉ mới có 2 khoa y học hạt nhân tại bệnh viện Chợ Rẫy phía Nam và Bệnh viện Bạch Mai phía Bắc, nhưng đến nay đã có khoảng 25 khoa y học hạt nhân từ trung ương đến địa phương với nhiều thiết bị hiện đại như Gamma-Camera, SPECT/CT, PET/CT cho phép chẩn đoán nhanh và chính xác hầu hết các cơ quan trong cơ thể cũng như điều trị đặc hiệu các bệnh ung bướu.

Để phục vụ cho việc điều chế các chất phóng xạ, mỗi tháng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt phải hoạt động liên tục 130 - 150 giờ. Lượng đồng vị hiện nay có thể sản xuất được sau mỗi đợt lò hoạt động hàng tháng lên đến 40 - 50Ci tùy thuộc nhu cầu tại thời điểm cung cấp. Tính đến cuối năm 2015, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã hoạt động với tổng cộng khoảng 40.900 giờ, nghĩa là trung bình mỗi năm hoạt động được 1.200 giờ an toàn và khai thác hiệu quả. Hơn 90% thời gian hoạt động lò phản ứng và hơn 80% công suất chiếu xạ đã được khai thác cho nghiên cứu và sản xuất đồng vị phóng xạ.

Trong đó, đã cung cấp khoảng 6.500Ci đồng vị phóng xạ sử dụng trong y học, góp phần vào thúc đẩy sự phát triển của y học hạt nhân tại Việt Nam. Các chất phóng xạ sản suất trên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt như I-131, Tc-99m, P-32, Cr-5, Sm-153, Lu-177, Au-198... được cung cấp cho các bệnh viện mỗi tháng 1 lần. Các sản phẩm Kit invivo và in-vitro có thể cung cấp với thời gian bất kỳ khi nào có giấy yêu cầu. Các sản phẩm này đã phục vụ chẩn đoán và chữa trị cho hàng trăm ngàn bệnh nhân mỗi năm.

Đặc biệt, trong hơn 30 năm hoạt động lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, song song với việc vận hành tốt công nghệ sản xuất, công tác bảo đảm và kiểm tra chất lượng sản phẩm luôn luôn được coi trọng, các thiết bị dùng cho kiểm tra chất lượng sản phẩm đã được nâng cấp và hoàn thiện theo mô hình kiểm tra độc lập có đối chứng, phân tích mẫu lặp. Bộ phận kiểm tra chất lượng nằm trong Phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005, mã số VILAS 519. Việc theo dõi chất lượng sản phẩm ngay tại các cơ sở sử dụng cũng được thực hiện thường xuyên và đã ghi nhận rằng trong suốt 30 năm qua chưa phát hiện thấy trường hợp nào kém chất lượng.

“Hiện, lò phản ứng có thể đáp ứng 50% nhu cầu cung cấp các chất phóng xạ cho các cơ sở ứng dụng trong nước. Khả năng tự sản xuất được các chất phóng xạ trong nước là chỗ dựa vững chắc cho việc nghiên cứu, ứng dụng các chất phóng xạ trong sự phát triển chung toàn xã hội” - ông Đông nhấn mạnh.

Ông Dương Văn Đông - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Điều chế đồng vị phóng xạ:

Các chất phóng xạ được điều chế bằng cách chiếu xạ kích hoạt hạt nhân các đồng vị bền bằng neutron trên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt và tiếp đến là công nghệ xử lý hoá phóng xạ để thu được sản phẩm cuối cùng bảo đảm chất lượng cho sử dụng thực tiễn.

Quỳnh Nga

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh trong tháng 10

Gấp rút sửa đổi Luật Điện lực tạo đà cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giải bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Tòa nhà Bảo tàng Hà Nội: Tiết kiệm năng lượng nhờ thiết kế xanh

Thừa Thiên Huế: Đâu là nguyên nhân khiến sản xuất điện giảm trong 10 tháng đầu năm?