Thứ bảy 28/12/2024 17:38

Sản xuất điện của EU đạt bước tiến mới

Sản xuất điện của Liên minh châu Âu (EU) đạt bước tiến mới trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng ít carbon vào năm 2023.

Năm 2023, sản lượng điện từ than và khí đốt tại EU đã chứng kiến sự sụt giảm chưa từng có, giảm 26% so với năm 2022 đối với than và 15% đối với khí đốt. Đây là mức giảm hàng năm lớn nhất đối với nhiên liệu kể từ năm 1990. Sản lượng điện từ tất cả các nguồn năng lượng tái tạo lần đầu tiên vượt qua mốc 40% trong cơ cấu điện năng của EU (gần 44% vào năm 2023)”, Ember cho biết.

Sản xuất điện của EU đạt bước tiến mới trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng ít carbon vào năm 2023. Ảnh: AP

Theo Ember, năm 2022, tổng sản lượng điện từ năng lượng gió và năng lượng mặt trời (chiếm 22,3% tổng sản lượng điện của EU trong năm) lần đầu tiên vượt qua sản lượng điện từ khí đốt tự nhiên (19,9%). Năm 2023, chỉ riêng ngành năng lượng gió đã tạo ra lượng điện nhiều hơn khí đốt, trở thành ngành sản xuất điện lớn thứ 2 ở EU (chiếm 17,6% tổng sản lượng điện năm 2023), vượt qua khí đốt tự nhiên (16,8%) và than đá (12,3%).

Trong khi đó, năng lượng hạt nhân vẫn tiếp tục là nguồn sản xuất điện hàng đầu tại EU (chiếm 22,9% tổng sản lượng điện năm 2023). Sự phục hồi sản lượng điện hạt nhân của Pháp đã bù đắp cho việc Đức đóng cửa toàn bộ nhà máy điện hạt nhân vào tháng 4/2023. Cụ thể, Pháp chiếm tới 54% sản lượng điện hạt nhân của EU vào năm 2023 (với 336 TWh được tạo ra, so với 57 TWh của Tây Ban Nha, quốc gia thành viên thứ 2 sản xuất nhiều điện hạt nhân nhất).

Tuy nhiên, Ember cho rằng, nhu cầu điện tại EU có thể tăng khoảng 2-3% vào năm 2024 so với năm 2023, trong bối cảnh điện khí hóa diễn ra nhanh chóng và lạm phát giảm.

Trong nỗ lực góp phần kiểm soát tình trạng nóng lên toàn cầu, EU đã cam kết sẽ cắt giảm 55% lượng khí thải gây ô nhiễm vào năm 2030 so với mức của năm 1990 và đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Theo Ban cố vấn của EU về biến đổi khí hậu, để hiện thực hóa cam kết nêu trên, 27 quốc gia thành viên cần cắt giảm lượng khí thải nhanh gấp đôi mức họ đã làm trong 17 năm qua.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo, đến năm 2028, 61% điện năng tại EU đến từ các nguồn năng lượng tái tạo, tăng mạnh so mức 41% hiện nay. Đây là nền tảng quan trọng để EU từng bước hiện thực hóa kế hoạch khí hậu.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa khởi công dự án thủy điện 420 tỷ đồng

VCCI góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Điện lực

Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân thành phố Đà Nẵng

Bình Thuận hướng đến mục tiêu trung tâm năng lượng quốc gia như thế nào?

Vượt khủng hoảng lớn nhất lịch sử, Petrovietnam tăng trưởng ngoạn mục

Các vụ lừa đảo, mạo danh điện lực tại miền Trung – Tây Nguyên tăng

Bộ Công Thương: Sẽ thu hồi các khoản giá FIT ưu đãi đối với dự án điện hưởng không đúng quy định

Thi công dự án trạm biến áp 220kV Sầm Sơn và đường dây đấu nối

Tổng công ty Đông Bắc 30 năm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Doanh nghiệp năng lượng vào thị trường carbon còn gặp khó vì thủ tục

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực