Chủ nhật 22/12/2024 13:53

Sản xuất bền vững: Ngành dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Để đáp ứng các yêu cầu khắt khe về phát triển bền vững, nhiều DN Việt Nam đã chủ động nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên vật liệu, đảm bảo sản xuất sạch.

Đổi mới sản phẩm theo hướng thân thiện môi trường

Là một doanh nghiệp (DN) dệt may lớn của Việt Nam, Công ty CP Dệt may - Đầu tư – Thương mại Thành Công (gọi tắt May Thành Công) đã sớm nhận thấy xu hướng xanh hóa trong yêu cầu của các nước nhập khẩu lớn.

Ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT May Thành Công cho biết: Từ năm 2017, May Thành Công đã xây dựng và tập trung đầu tư cho hoạt động R&D, nghiên cứu phát triển những dòng sản phẩm thân thiện với môi trườngtừ những vật liệu tái chế, như polyester, viscose, cotton.

Thành Công đã nghiên cứu đổi mới sản phẩm theo hướng thân thiện môi trường

Công ty cũng từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn năng lượng thông qua việc nâng cao chất lượng quản lý, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, như sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời cho các nhà máy tại Vĩnh Long và đang nghiên cứu áp dụng rộng rãi cho các cơ sở, nhà máy khác trong thời gian tới.

Theo ông Trần Như Tùng, công ty đang áp dụng nhiều chương trình xử lý chất thải, nước thải, quản lý hóa chất, giảm tiêu thụ năng lượng cũng như thay đổi chất đốt. Thay vì sử dụng than đá, DN này chuyển dần sang nhiên liệu sinh khối (biomass) để giảm lượng carbon.

Với mỗi 10% biomass được thay thế sẽ giúp giảm 2.500 tấn carbon mỗi năm. Hàng tháng, công ty đều cập nhật và công bố số liệu này trên website, để các khách hàng cũng như nhà đầu tư có thể vào xem, nắm được hiệu quả của việc giảm phát thải của công ty.’- ông Tùng cho hay.

Còn tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), lượng điện sử dụng năm 2023 của các đơn vị thành viên đã giảm hơn 2% so với năm 2022 nhờ triển khai áp dụng các chương trình tiết kiệm năng lượng và sử dụng điện năng tái tạo vào hoạt động sản xuất.

Hiện tổng lượng điện áp mái của các đơn vị thành viên Vinatex đã đưa vào sử dụng đạt tới trên 17 triệu kWh, trong đó nhiều đơn vị có sản lượng điện áp mái đưa vào sử dụng đạt trên 2 triệu kWh.

Tăng cường sử dụng nguyên liệu tái chế

Là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong đầu tư và đưa vào hoạt động các dự án nhà máy xanh theo các tiêu chuẩn LEED, Lutus, thời gian qua giá trị về thương hiệu và uy tín, kinh tế, môi trường làm việc thân thiện là điều mà Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG nhận được nhờ sản xuất xanh.

Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Hội đồng quản trị TNG nhấn mạnh, khi xu thế thương mại xanh là tất yếu, những bước đi đầu tiên trên hành trình cắt giảm carbon hôm nay sẽ đặt nền móng cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

Hệ thống chiếu sáng bằng đèn led tiết kiệm năng lượng tại TNG

Theo ông Thời, thách thức với DN dệt may chưa dừng lại khi ngày càng nhiều thị trường nhập khẩu lớn đưa ra những quy định mới mang tính bắt buộc liên quan tới môi trường trong chuỗi cung ứng, quy định thiết kế sinh thái, sản phẩm tái chế, xử lý chất thải dệt may… “Mặc dù chi phí đầu tư cao, nhưng chuyển đổi xanh là tất yếu và TNG sẽ mạnh dạn đi trước đón đầu để tiếp tục giữ vững vị thế của mình trên thị trường xuất khẩu” – ông Thời nhấn mạnh.

Trong lĩnh vực da giày, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Cát Long – chuyên sản xuất giày dép xuất khẩu đi Mỹ, Nhật cũng đang từng bước thực hiện chuyển đổi sản xuất để đáp ứng yêu cầu của các thị trường.

Bà Kiều Thị Tâm Anh, Giám đốc Cát Long cho biết: “Chúng tôi đã sử dụng nguyên liệu tái chế để sản xuất các sản phẩm giày dép. Đặc biệt, các sản phẩm đế giày làm từ vỏ trấu, vỏ đậu phộng của công ty đã được xuất khẩu đi châu Âu trong nhiều năm qua”.

Dù đã có những bước đi tích cực nhưng chi phí vẫn là bài toán khó đối với các DN trong hành trình xanh hóa. Theo bà Tâm Anh, các sản phẩm giày đế trấu, đế đậu phộng có giá bán không cao hơn so với sản phẩm thông thường. Trong khi DN cũng không nhận được hỗ trợ gì của Nhà nước trong việc phát triển các sản phẩm này để có thêm động lực theo đuổi con đường này.

Ngay cả với DN lớn như May Thành Công, ông Trần Như Tùng cũng chia sẻ, trong bối cảnh khó khăn, việc vừa phải lo tạo ra doanh thu, vừa đầu tư cho mục tiêu phát triển bền vững, tạo áp lực rất lớn cho doanh nghiệp, bởi các khoản chi phí liên quan đến môi trường không hề rẻ.

Theo đó, các DN mong muốn nhận được các ưu đãi của Nhà nước về thuế, lãi vay để có nguồn lực đầu tư sản xuất xanh.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Hơn 10 tỷ đồng đến với người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi trong tháng 12

Cục Cảnh sát giao thông hướng dẫn trình tự 8 bước đăng ký xe nhập khẩu qua VneID

Bộ Y tế thông tin mới nhất về 'số phận' Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Trao Giải báo chí về xây dựng Đảng, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Giảm hơn 16.000 biên chế công chức, viên chức tính đến hết tháng 10/2024