Thứ bảy 16/11/2024 07:20

Sakuko khởi đầu hành trình mới với việc tái định vị thương hiệu, tôn vinh giá trị văn hoá

Chuỗi siêu thị hàng Nhật nội địa Sakuko đã thực hiện chiến lược tái định vị thương hiệu, nhằm tạo ra một diện mạo mới, khác biệt và độc đáo cho mình.

Ngày 14/9/2023. chuỗi siêu thị hàng Nhật nội địa Sakuko chính thức công bố chiến lược tái định vị thương hiệu, với những chiến lược mới trong mô hình kinh doanh, mô hình doanh nghiệp, mô hình cửa hàng, trải nghiệm dịch vụ mang đậm tinh thần Nhật Bản. Đây là lần thứ hai Sakuko thực hiện tái định vị kể từ khi thành lập, sau lần thứ nhất vào năm 2017.

Sakuko cung cấp hơn 10.000 sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng

Sau hơn 10 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, Sakuko đã trở thành một trong những thương hiệu bán lẻ sản phẩm Nhật Bản được người tiêu dùng tin tưởng và yêu thích.

Theo dòng chảy của xu hướng thị trường và sự phát triển của các giá trị tinh thần mà người tiêu dùng luôn theo đuổi, chiến lược hướng tới hình ảnh “Lifestyle” trở thành định vị mà các thương hiệu nhiều ngành hàng đều muốn đạt tới.

Để duy trì và phát triển vị thế của mình, Sakuko không ngừng học hỏi, đổi mới, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm phù hợp với nhu cầu và xu hướng của thị trường. Gần đây, Sakuko đã thực hiện chiến lược tái định vị thương hiệu, nhằm tạo ra một diện mạo mới, khác biệt và độc đáo cho mình. Đây là bước đi quan trọng và đầy tiềm năng của Sakuko trong hành trình chinh phục khách hàng.

Chiến lược và mô hình tái định vị của Sakuko được áp dụng theo mô hình Mind Hacking Model, được phát kiến bởi bà Tracy Vũ - Giám đốc chiến lược của hệ sinh thái BrandMarCom DigiMind Group, cũng là đơn vị tư vấn cho Sakuko trong lần này.

Chiến lược tái định vị của Sakuko dựa trên năng lực và giá trị cốt lõi của tổ chức, trong đó nhấn mạnh vai trò của nhà sáng lập, linh hồn của thương hiệu. Đồng thời, Sakuko cũng chú ý đến các yếu tố bên ngoài như đặc thù ngành, xu hướng xã hội, công nghệ số và hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

Mục tiêu của Sakuko trong lần tái định vị này không chỉ mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng mà còn chạm đến các giá trị nhân bản của con người, xây dựng rõ bản sắc và chuẩn mực cao hơn cho thương hiệu.

Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt, Sakuko đã áp dụng các triết lý và văn hóa Nhật Bản để nâng cao giá trị và sự hài lòng của khách hàng.

Cụ thể, Sakuko đã vận dụng Ikigai, triết lý về ý nghĩa cuộc sống và đam mê, để tạo ra trải nghiệm mua sắm thú vị và ý nghĩa hơn cho khách hàng. Sakuko còn áp dụng Kaizen, triết lý về cải thiện liên tục, để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo thời gian. Sakuko cũng áp dụng Omotenashi, triết lý về sự phục vụ tận tâm, để xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và lòng trung thành từ khách hàng.

Từ các nền tảng trên Sakuko đã phát triển Slogan - IKIGO Your Life (chuyển động với lẽ sống) với mong muốn khởi truyền lối sống IKIGO. Đây là sự phát triển của triết lý Ikigai đến từ Nhật Bản, một thuật ngữ với ý tưởng hạnh phúc trong cuộc sống và “Go” thể hiện cho tinh thần cởi mở, chủ động, sẵn sàng tiến về phía trước, không ngừng nỗ lực, phấn đấu, không ngừng hành động và phát triển.

Nói cách khác, Sakuko mong muốn đồng hành với lý tưởng sống của khách hàng, thỏa mãn ý nghĩa của cuộc sống của mỗi người, thông qua việc cung cấp những trải nghiệm mua sắm chất lượng cao và định hình phong cách cá nhân cho mỗi cá thể.

Chiến lược tái định vị của Sakuko tập trung vào các mục tiêu lớn: Xây dựng bản sắc thương hiệu độc đáo, nâng cao trải nghiệm đa dạng và trọn vẹn cho khách hàng, truyền cảm hứng cho cộng đồng yêu văn hóa Nhật về các giá trị sống.

Tầm nhìn của Sakuko bao gồm cả trách nhiệm xã hội và việc thúc đẩy và giao lưu văn hoá, cống hiến cho cộng đồng và người tiêu dùng. Sakuko cũng mong muốn trở thành một biểu tượng cho doanh nghiệp tử tế, công bằng và mang trong mình bản sắc văn hoá đặc biệt.

Bà Tracy Vũ, Giám đốc chiến lược của hệ sinh thái BrandMarCom DigiMind Group cho biết, xây dựng thương hiệu và tái định vị thương hiệu là xu thế không thể đảo ngược, giống như chuyển đổi số. Chất lượng sản phẩm không còn là lợi thế cạnh tranh, mà là điều kiện cơ bản. Doanh nghiệp nào có thể kết hợp và tối ưu hóa các giá trị bên trong (định vị, triết lý, văn hoá, tiêu chuẩn hoá,..) và bên ngoài (hình ảnh, không gian, hoạt động,..) qua thương hiệu sẽ có cơ hội vững vàng trên thị trường.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Thương hiệu

Tin cùng chuyên mục

Shopee mở rộng chuỗi kỷ lục ấn tượng tại siêu sự kiện mua sắm lớn nhất năm 11.11

Care For Việt Nam nhận danh hiệu ''Doanh nghiệp vì cộng đồng'' 2024

Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG

Petrovietnam phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

FrieslandCampina chiến thắng giải thưởng “Chuỗi giá trị đổi mới bền vững 2024”.

Công nghệ đã dẫn lối thành công của FPT Long Châu như thế nào?

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt khai thác thị trường Halal

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của EVN có gì đặc biệt?

CECO: Thẩm định, tư vấn đối với các dự án đóng vai trò quan trọng

Tập đoàn Nhựa Bình Thuận (BPG) tiên phong kiến tạo nguồn nguyên liệu bền vững

Vinfast nhận hỗ trợ từ Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng nhằm dự phòng nguồn vốn, tập trung bứt phá

Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

88 năm ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ - Truyền thống ngành than: Phát huy sức mạnh nội sinh

Vinausteel: Hành trình 30 năm phát triển bền vững thương hiệu Quốc gia

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia và EVNGENCO2

Ông Lương Hồ Anh được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex

EVNHANOI khuyến cáo các hộ kinh doanh không tận dụng tủ điện để dán quảng cáo, rao vặt

PC Đắk Nông: Nâng cao khả năng vận hành, ngăn ngừa sự cố lưới điện

Tân Hiệp Phát 13 năm nỗ lực tiếp lửa sáng tạo để các tài năng trẻ khoa học phụng sự xã hội