Thứ hai 18/11/2024 23:19

SAF - Xu hướng sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững

Ngành hàng không là một trong ngành công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh chóng và đặt ra nhiều thách thức, nhất là vấn đề phát thải ra môi trường.

Nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) được cho là một công cụ quan trọng giúp ngành hàng không bền vững hơn đặc biệt ở khía cạnh giảm phát thải, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường. Nhưng SAF chính xác là gì, nó được tạo ra như thế nào và sử dụng ra sao?

SAF - nhiên liệu hàng không bền vững giúp giảm phát thải

Nhiên liệu hàng không bền vững (Sustainable Aviation Fuel - SAF) là thuật ngữ chính được ngành hàng không sử dụng để mô tả nhiên liệu hàng không phi truyền thống, phân biệt với loại nhiên liệu hydro carbon truyền thống có nguồn gốc từ hóa thạch như Jet A-1. Ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn để sử dụng an toàn cho các máy bay, nhiên liệu SAF còn phải đáp ứng các tiêu chí về mặt bền vững như giảm phát thải carbon, hạn chế sử dụng nước ngọt, không cạnh tranh với việc sản xuất lương thực cần thiết cho con người và động vật, không gây tàn phá rừng.

SAF - tương lai của ngành hàng không bền vững. Ảnh: airbus.com

Bản chất SAF hay Jet A-1 đều là một hỗn hợp nhiều thành phần Hydro Carbon khác nhau. Theo đó, SAF có các đặc tính vật lý, hoá học, thành phần gần như giống hệt với các đặc tính của nhiên liệu truyền thống Jet A-1 và chúng có thể được trộn an toàn với nhiên liệu Jet A-1 ở các mức độ khác nhau, sử dụng cùng một cơ sở hạ tầng cung cấp hiện tại và không yêu cầu phải điều chỉnh máy bay hoặc động cơ.

Thay vì khai thác dầu thô từ lòng đất và tinh chế để làm nhiên liệu phản lực, các nhà sản xuất SAF sử dụng những gì có sẵn - nghĩa là không khai thác thêm tài nguyên từ lòng đất.

SAF được tạo ra từ nhiều loại “nguyên liệu đầu vào”. Một số ví dụ về nguyên liệu đầu vào bao gồm dầu thải như: dầu ăn đã qua sử dụng; chất thải lâm nghiệp và nông nghiệp; thực vật phát triển nhanh như tảo; chuyển đổi chất thải rắn đô thị (rác thải túi đen) thành SAF. Ngoài ra các công nghệ mới đang được phát triển và có nhiều tiềm năng như sản xuất SAF từ nguồn carbon thu giữ từ khí quyển. Thu khí trực tiếp sẽ kéo carbon dioxide (CO2) từ không khí, loại bỏ oxy, sau đó kết hợp với hydro để tạo thành nhiên liệu hydrocarbon. Có thể nói đây chính là tương lai của ngành hàng không bền vững.

Các sân bay và hãng hàng không sẽ không cần thay thế hoặc mua thiết bị mới để vận hành các chuyến bay sử dụng SAF phối trộn với Jet A-1 (với tỉ lệ tối đa lên đến 50%). SAF sau khi phối trộn sẽ có thể thay thế Jet A-1 trong cơ sở hạ tầng hiện có.

Theo nghiên cứu, SAF có thể giảm lượng khí thải CO2 trong suốt vòng đời tới 80% so với Jet A. Hiện nay, do nguồn cung hạn chế và chi phí sản xuất đắt đỏ, giá SAF được cho là đắt gấp 2-4 lần giá thành phẩm của Jet A-1.

Cơ chế nào cho SAF tại Việt Nam?

Với việc giá thành cao đã đặt ra thách thức lớn cho việc sử dụng SAF đối với các hãng hàng không khi chi phí nhiên liệu chiếm đến xấp xỉ 30% chi phí của hãng hàng không. Hiện nay, việc sử dụng SAF đã và đang được các tổ chức quốc tế và các chính phủ khuyến khích và đưa ra các cơ chế tiến tới tăng lượng SAF sử dụng trên phạm vi quốc gia và toàn cầu. Có thể kể tới các chính sách như: CORSIA của tổ chức ICAO, chính sách RefuelEU và EU ETS của liên minh châu Âu, các lộ trình quy định bắt buộc sử dụng SAF tại từng quốc gia như Singapore, Indonesia, Nhật Bản, các chính sách hỗ trợ thuế cho nhà sản xuất tại Mỹ.

Ngành hàng không là một trong ngành công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh chóng và đặt ra nhiều thách thức, nhất là vấn đề phát thải ra môi trường. Ảnh: airbus.com

Việt Nam cũng đã có các hãng hàng không và nhà cung cấp tiên phong cho việc sử dụng SAF. Có thể kể đến là Vietnam Airlines đã có chuyến bay sử dụng nhiên liệu SAF đầu tiên với số hiệu VN660, hành trình từ Singapore đến Hà Nội vào ngày 27/05/2024.

Hãng hàng không ThaiVietjet cũng đã có chuyến bay sử dụng SAF từ sân bay Phuket (Thái Lan) đến Đà Nẵng vào ngày 10/07/2024.

Trong tháng 10/2024, Petrolimex Aviation có kế hoạch nhập khẩu và cung cấp nhiên liệu SAF cho một số chuyến bay tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất. Dự kiến đây sẽ là những chuyến bay đầu tiên ở Việt Nam sử dụng loại nhiên liệu mới bền vững và thân thiện với môi trường này.

Nguyễn Minh Đại - Phó trưởng Phòng Kinh doanh - Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Perolimex
Bài viết cùng chủ đề: hãng hàng không

Tin cùng chuyên mục

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện