Thứ tư 27/11/2024 15:38

Quyết tâm nội địa hóa thiết bị nhà máy nhiệt điện than

Ngày 2/7, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và đưa vào vận hành một số hệ thống thiết bị phụ nhà máy nhiệt điện chạy than công suất tổ máy đến khoảng 600 MW” do Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật (Bộ Khoa học và Công nghệ), Viện Nghiên cứu Cơ khí, Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam tổ chức.

Hội thảo là dịp để các doanh nghiệp cơ khí, các cơ quan quản lý, các nhà khoa học chia sẻ kinh nghiệm quý báu trong việc xây dựng nguồn nhân lực, năng lực cần thiết để tham gia vào quá trình thiết kế, chế tạo các thiết bị cho nhà máy nhiệt điện… với mục tiêu cuối cùng là tạo ra một số doanh nghiệp đủ khả năng để tham gia vào thiết kế, chế tạo một số hệ thống thiết bị cho nhà máy nhiệt điện đốt than trong thời gian tới.

Đặc biệt, sau hơn 7 năm thực hiện Quyết định 1791/QĐ-TTg về cơ chế thực hiện thí điểm thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị các nhà máy nhiệt điện được xây dựng và đưa vào vận hành giai đoạn 2012 - 2025 và hơn 3 năm thực hiện dự án khoa học và công nghệ “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và đưa vào vận hành một số hệ thống thiết bị phụ nhà máy nhiệt điện chạy than có công suất tổ máy khoảng 600 MW”, cần nhìn nhận, đánh giá những điểm được và chưa được trong quá trình thực hiện, từ đó để có những giải pháp hợp lý nhằm tiếp tục triển khai công việc đáp ứng yêu cầu đề ra.

Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Phan Đăng Phong, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí cho biết, nội địa hóa thiết bị được xem như một giải pháp quan trọng để thúc đẩy ngành cơ khí chế tạo trong nước phát triển và làm chủ công nghệ mới. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp cơ khí đã và đang nỗ lực hết mình để nâng cao năng lực thiết kế, chế tạo thiết bị cho các nhà máy nhiệt điện cũng như vượt qua các khó khăn để tìm kiếm công việc, địa chỉ ứng dụng kết quả nghiên cứu và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Điển hình, với mục tiêu từng bước làm chủ công nghệ và tiến tới nội địa hóa hoàn toàn các thiết bị trong nhà máy nhiệt điện đốt than, Viện Nghiên cứu Cơ khí được Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ giao chủ trì thực hiện đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tổ hợp và đưa vào vận hành hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến khoảng 600 MW”. Sau hơn 5 năm thực hiện, dưới sự chỉ đạo và định hướng của lãnh đạo viện, sự nỗ lực của các nhà khoa học trong và ngoài viện, hệ thống bốc dỡ và vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 đã và đang hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, được chủ đầu tư và Tổng thầu EPC đánh giá cao.

Tiến sĩ Phan Đăng Phong, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí phát biểu

Một dẫn chứng khác, nếu trước đây, trong các nhà máy nhiệt điện than, xi măng đã xây dựng, thiết bị lọc bụi tĩnh điện đều do các nhà thầu nước ngoài cung cấp. Nhưng với sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Công Thương từ chương trình KH&CN cấp nhà nước, Viện Nghiên cứu Cơ khí đã thực hiện thành công dự án “Hoàn thiện thiết kế và công nghệ chế tạo, chế tạo thử nghiệm lọc bụi tĩnh điện 1.000.000 Nm3/h với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 90% về khối lượng, chất lượng sản phẩm lọc bụi tĩnh điện tương đương tiêu chuẩn châu Âu, G7. Sản phẩm thiết bị lọc bụi tĩnh điện đã được ứng dụng trực tiếp cho các dự án nhiệt điện Vũng Áng 1, Thái Bình 1 và đang cung cấp cho nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2, đồng thời đã xuất khẩu đi Myanmar cũng như cung cấp phụ tùng thay thế cho các nhà máy nhiệt điện, xi măng.

Bên cạnh đó, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và đưa vào vận hành hệ thống thải khói cho các nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến 600 MW”; Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 (EVNPECC1) thực hiện đề tài “Lập thiết kế kỹ thuật cho nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến khoảng 600 MW” từ năm 2016. Sau hơn 3 năm đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhiều chuyên đề được nghiên cứu và bảo vệ, bước đầu áp dụng phần mềm thiết kế vào thiết kế kỹ thuật hệ thống xử lý nước của Nhà máy Nhiệt điện Hải Hà có công suất 300 MW…

Theo đánh giá của các chuyên gia tại hội thảo, việc triển khai dự án khoa học và công nghệ “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và đưa vào vận hành một số hệ thống thiết bị phụ nhà máy nhiệt điện chạy than có công suất tổ máy khoảng 600 MW” cũng như các đề tài thuộc dự án này đã thể hiện quyết tâm lớn của Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Nghiên cứu cơ khí, các nhà khoa học và doanh nghiệp tham gia trong quá trình nội địa hóa thiết bị nhà máy nhiệt điện. Từ chỗ chưa có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế hệ thống, đồng bộ một nhà máy nhiệt điện đốt than công suất đến 600 MW, nhưng qua thực tế đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện trong một vài năm gần đây, chúng ta đã từng bước nắm bắt được công nghệ, thiết kế, chế tạo và thu được nhiều kinh nghiệm trong quản lý dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than…

Quỳnh Nga - Bùi Hùng
Bài viết cùng chủ đề: Nhiệt điện than

Tin cùng chuyên mục

Phát triển điện hạt nhân: Đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, hướng tới Net Zero

Liên minh châu Âu mua khí tự nhiên hóa lỏng của Nga tăng 150% trong 3 năm

Hoà lưới thành công tổ máy 1 công trình Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng

Ông Donald Trump dự định dỡ bỏ lệnh cấm cấp giấy phép xuất khẩu LNG

EVNCPC chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ

Nâng cao kỹ năng nghề truyền tải: Hiệu quả từ đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương kỳ vọng đột phá phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Bắc Giang: Triển khai chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Những quyết sách 'mở đường' cho Petrovietnam vươn mình

Bộ Công Thương triển khai các Nghị định thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học