Quy hoạch Thủ đô: Đã cấy được “gen” thông minh trong mọi quy hoạch

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, mọi lĩnh vực phải thể hiện được sự chuyển đổi số và thẩm thấu văn hóa con người của Hà Nội.
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng, thực hiện quy hoạch Thủ đô Văn hóa và con người là nền tảng, nguồn lực phát triển Thủ đô

Cơ hội song hành thách thức

Phát biểu tại hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2023 ngày 29/11, ông Nguyễn Việt Hùng - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết: Xây dựng thành phố thông minh, Hà Nội có vị thế, cơ hội và cũng nhiều thách thức: Hà Nội có dân số chiếm gần 8,4% dân số cả nước; tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố (GRDP) năm 2022 tăng 8,89%; tổng thu ngân sách 9 tháng/2023: 305.300 tỷ đồng, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2022. Hà Nội có nhiều thách thức như: Dân số đông; giao thông ùn tắc, ô nhiễm, năng lực cạnh tranh…

Công cuộc xây dựng thành phố thông minh cho Hà Nội bước đầu đã có những cơ chế, chính sách cụ thể làm nền tảng: Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 2/9/2019 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quy hoạch Thủ đô: Đã cấy được “gen” thông minh trong mọi quy hoạch
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng phát biểu tại hội nghị.

Từ vị thế, cơ hội, thách thức, Thành ủy, UBND thành phố đã có chủ trương về chuyển đổi số, xây dựng TP. Hà Nội thông minh, trong đó có Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng TP. Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Nghị quyết số 18 với quan điểm chỉ đạo thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy và hành động về thực hiện chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh; phát huy tối đa các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của Thủ đô; nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội; ưu tiên chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đối với các ngành, lĩnh vực phục vụ trực tiếp cho người dân, doanh nghiệp.

Nghị quyết đặt ra mục tiêu tổng quát đến năm 2025 thực hiện chuyển đổi số phát triển Thủ đô theo hướng thông minh, hiện đại, tạo điều kiện kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Hà Nội phấn đấu thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại. Hà Nội duy trì và phấn đấu vị trí cao trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số; hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước, phát triển các dịch vụ sáng tạo, dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp, khai thác dữ liệu như một nguồn tài nguyên mới để phát triển kinh tế - xã hội.

Nghị quyết số 18 đặt ra mục tiêu đến năm 2025, về chính quyền số: Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số hiện đại, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản trị nội bộ, xử lý hồ sơ công việc được thực hiện trên môi trường mạnh ở cả 3 cấp.

Về kinh tế số: Tỷ trọng kinh tế số trong GRPD khoảng 30%; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động tăng từ 7 - 7,5%/năm.

Về xã hội số: 80% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh; 50% dân số trưởng thành có chữ ký số; phủ mạng Internet băng rộng cáp quang tới 90% hộ gia đình; 70% người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản; 90% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử.

Quy hoạch Thủ đô: Đã cấy được “gen” thông minh trong mọi quy hoạch
Đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại.

Cùng đó UBND TP. Hà Nội ban hành các kế hoạch về chuyển đổi số, trong đó có Kế hoạch 239/KH-UBND ngày 27/9/2023 của UBND thành phố về chuyển đổi số, xây dựng TP. Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Kế hoạch gồm 55 chỉ tiêu, 201 nhiệm vụ được phân theo nhóm các trụ cột: Chính quyền số, xây dựng thành phố thông minh; kinh tế số, xã hội số.

Để tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh cần phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số, bảo đảm an toàn thông tin; phát triển nhân lực số; tăng cường hợp tác trong và ngoài nước, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.

Hà Nội đang cần giải quyết rất nhiều bài toán liên quan đến dữ liệu số: Dữ liệu thì vừa thiếu, vừa thừa; khai thác dữ liệu khó khăn, chưa có chuẩn kết nối, độ chính xác chưa cao, mô hình thông tin, chiến lược dữ liệu cũng cần được chú trọng đầu tư bài bản hơn. Đây chính là nhiệm vụ cấp thiết trong thời gian tới, trước khi triển khai các giải pháp về phân tích, hỗ trợ quản lý điều hành và xa hơn là khai thác dữ liệu để tạo ra những giá trị kinh tế, xã hội mới.

Theo đó, để Hà Nội chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đạt hiệu quả, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho rằng, cần nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự vào cuộc của người dân; cần có mô hình thông tin; chiến lược dữ liệu..

Hà Nội đặt yếu tố thông minh trong mọi quy hoạch

Đề cập đến các giải pháp chuyển đổi số, thúc đẩy nhanh tiến trình đưa Hà Nội trở thành thành phố thông minh, trong khuôn khổ hội nghị, tại Tọa đàm “Khai thác dữ liệu – xây dựng thành phố thông minh, phát triển bền vững”, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải thông tin, Hà Nội đang triển khai các phần việc rất quan trọng theo Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị bao gồm điều chỉnh Quy hoạch Thủ đô, sửa đổi Luật Thủ đô, trong đó, nội dung xuyên suốt, xác định sứ mệnh của Hà Nội được nhắc lại nhiều lần.

Quy hoạch Thủ đô: Đã cấy được “gen” thông minh trong mọi quy hoạch
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải

Theo đó, nội dung xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, xanh, phát triển bền vững, bao trùm. Mục tiêu đến năm 2045 Thủ đô là thành phố kết nối toàn cầu, ngang tầm với thủ đô các nước trên thế giới. Với nhiệm vụ quan trọng đó, Hà Nội xác định chuyển đổi số là đột phá, thông minh, hiệu quả.

Phó Chủ tịch UBND thành phố cũng lưu ý, dữ liệu số là gốc rễ của mọi vấn đề. Đây là nguồn tài nguyên mới mang tính quyết định mọi khía cạnh của chuyển đổi số.

“Thành phố thông minh, phát triển bền vững phải có mục tiêu xuyên suốt là lấy người dân làm trung tâm phục vụ. Cuộc sống người dân phải được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Sản phẩm mà người dân thấy được, được thụ hưởng phải là thành phố thông minh" - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết thêm, TP. Hà Nội nhận thức rất rõ về chuyển đổi số, cảm nhận để từ đó thay đổi, phát triển bền vững. Thành phố cũng ban hành kế hoạch tích hợp 239 trên cơ sở dữ liệu giữ vai trò quan trọng để từ đó ban hành các danh mục, xây dựng các dữ liệu lớn, nguồn tài nguyên trong tương lai.

"Tuy nhiên, cơ chế thu thập dữ liệu hiện có một số bất cập. Ngay chuyện rà soát dữ liệu để số hóa cũng phải tính toán để làm sao nhanh nhất, cấu trúc chuẩn, mà không lãng phí. Bên cạnh đó, cơ chế chia sẻ dữ liệu cần rà soát quy định, cách thức chia sẻ thế nào để hiệu quả nhất" - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chia sẻ.

Quy hoạch Thủ đô: Đã cấy được “gen” thông minh trong mọi quy hoạch
Các đại biểu tham dự toạ đàm

Với việc xây dựng thành phố thông minh, UBND TP. Hà Nội đã giao Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu xây dựng, lựa chọn mô hình thông minh, hiệu quả nhất.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, trong điều chỉnh Quy hoạch Thủ đô đã cấy được “gen” thông minh trong mọi quy hoạch. Mọi lĩnh vực phải thể hiện được sự chuyển đổi số và thẩm thấu văn hóa con người của Hà Nội.

Bàn thêm về các giải pháp tối ưu hóa tiềm năng của dữ liệu số trong xây dựng đô thị thông minh, ông Nguyễn Nhật Quang, thành viên Hội đồng sáng lập VINASA, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ VINASA cho biết, dữ liệu là một trong hai yếu tố cốt lõi của không gian số. Tuy nhiên việc khai thác dữ liệu vẫn còn bất cập.

"Đại thể như việc kiến trúc dữ liệu mỗi địa phương là khác nhau đưa ra thách thức trong quá trình xây dựng kho dữ liệu chung Quốc gia. Do đó, việc thống nhất đồng bộ dữ liệu trong các sở ban ngành là vấn đề cốt lõi trong xây dựng đô thị thông minh" - ông Quang cho hay.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Vì sao PTSC dừng hoạt động Khu Nhà đổi ca 284 Nguyễn An Ninh?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Vì sao PTSC dừng hoạt động Khu Nhà đổi ca 284 Nguyễn An Ninh?

Vì sao Lâm Đồng cho lò đốt rác y tế tiếp tục hoạt động khi không còn phù hợp quy hoạch?

Vì sao Lâm Đồng cho lò đốt rác y tế tiếp tục hoạt động khi không còn phù hợp quy hoạch?

Hà Giang: Đoàn công tác số 5 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Huyện ủy Bắc Mê

Hà Giang: Đoàn công tác số 5 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Huyện ủy Bắc Mê

Thừa Thiên Huế: Carlsberg Việt Nam là “Nhà tài trợ Bạch kim” cho Festival Huế 2024

Thừa Thiên Huế: Carlsberg Việt Nam là “Nhà tài trợ Bạch kim” cho Festival Huế 2024

Hà Nội: Linh hoạt các giải pháp chi trả lương hưu qua tài khoản

Hà Nội: Linh hoạt các giải pháp chi trả lương hưu qua tài khoản

Nam Định: Hải Hậu khẩn trương hoàn chỉnh thủ tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất

Nam Định: Hải Hậu khẩn trương hoàn chỉnh thủ tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất

Ninh Bình: Nâng cao năng lực sản xuất nhờ khuyến công

Ninh Bình: Nâng cao năng lực sản xuất nhờ khuyến công

Lý giải nguyên nhân Long An vươn lên vị trí Á quân PCI 2023

Lý giải nguyên nhân Long An vươn lên vị trí Á quân PCI 2023

Thừa Thiên Huế: Kỷ niệm 15 năm Lăng Cô được vinh danh vịnh đẹp thế giới

Thừa Thiên Huế: Kỷ niệm 15 năm Lăng Cô được vinh danh vịnh đẹp thế giới

"Bí quyết" nào để Đồng Tháp duy trì Top 5 PCI 16 năm?

"Bí quyết" nào để Đồng Tháp duy trì Top 5 PCI 16 năm?

Dù nỗ lực nhưng Vĩnh Phúc vẫn tụt 7 bậc về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Dù nỗ lực nhưng Vĩnh Phúc vẫn tụt 7 bậc về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Thái Nguyên: Hỗ trợ hàng trăm tấn vật tư cho các hợp tác xã sản xuất chè hữu cơ

Thái Nguyên: Hỗ trợ hàng trăm tấn vật tư cho các hợp tác xã sản xuất chè hữu cơ

TP. Hồ Chí Minh: Hàng loạt biển quảng cáo lớn tắt điện sau 22 giờ để tiết kiệm điện

TP. Hồ Chí Minh: Hàng loạt biển quảng cáo lớn tắt điện sau 22 giờ để tiết kiệm điện

Nhiệt điện Nhơn Trạch trễ gây thiệt hại hơn 1000 tỷ: Bí thư Đồng Nai lo Tín Nghĩa thất thoát vốn

Nhiệt điện Nhơn Trạch trễ gây thiệt hại hơn 1000 tỷ: Bí thư Đồng Nai lo Tín Nghĩa thất thoát vốn

Hà Nội: Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng thành điểm tập kết phế liệu

Hà Nội: Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng thành điểm tập kết phế liệu

Điện lực Nam Định bảo đảm vận hành an toàn hệ thống điện mùa nắng nóng

Điện lực Nam Định bảo đảm vận hành an toàn hệ thống điện mùa nắng nóng

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh: 6 kiên trì giúp địa phương giữ vững ngôi vị quán quân PCI

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh: 6 kiên trì giúp địa phương giữ vững ngôi vị quán quân PCI

Đại tá Lê Ngọc Anh làm Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa

Đại tá Lê Ngọc Anh làm Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa

Trà Vinh đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch khuyến công

Trà Vinh đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch khuyến công

Quảng Ninh: Đón “đại bàng”, quyết tâm hút 3 tỷ USD vốn FDI

Quảng Ninh: Đón “đại bàng”, quyết tâm hút 3 tỷ USD vốn FDI

Xem thêm