Thứ ba 26/11/2024 14:23

Quy hoạch cụm công nghiệp Ninh Bình: Bám sát nhu cầu thực tế

Sau 5 năm triển khai thực hiện Quy chế quản lý cụm công nghiệp (CCN), đến nay các CCN đã được hình thành tại Ninh Bình giúp thu hút đầu tư, phát triển tiểu thủ công nghiệp… Nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả của các CCN, Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình đang tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch CCN theo hướng bám sát nhu cầu thực tế từng địa phương.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND tỉnh Ninh Bình về việc tổng kết, đánh giá 5 năm thực hiện Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý CCN, Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình phối hợp với các ngành liên quan và địa phương đã tiến hành rà soát, đánh giá kết quả hoạt động của các CCN trên địa bàn…

Đến nay, trong tổng số 14 CCN được phê duyệt quy hoạch có 7 CCN đã triển khai xây dựng, thu hút được 170 dự án với tổng số vốn đăng ký 3.950 tỷ đồng, trong đó có 154 dự án đã đi vào hoạt động với tổng vốn thực hiện là 756,5 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 6.368 lao động, 16 dự án đang triển khai xây dựng. Trong 9 tháng đầu năm 2015, Ninh Bình đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 2 dự án với diện tích 14,32 ha, tổng vốn đăng ký 629,5 tỷ đồng …

Có thể nói, CCN của Ninh Bình đã và đang góp phần trong việc thu hút các dự án công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giúp địa phương di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào khu sản xuất tập trung (làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân); phát triển nghề truyền thống (nghề cói ở CCN Đồng Hướng, nghề gỗ mỹ nghệ ở cụm làng nghề Ninh Phong)... Bên cạnh đó, việc quy hoạch phát triển CCN đã góp phần không nhỏ thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Điển hình như CCN Ninh Phong, CCN Ninh Vân... đến nay tỷ lệ lấp đầy đạt gần 100%, thu hút được 144 doanh nghiệp, cơ sở đầu tư vào các lĩnh vực: Chế tác đá mỹ nghệ, sản xuất đồ mỹ nghệ, chế biến lâm sản và kinh doanh đồ gỗ, sản xuất cơ khí, may trang phục..., giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại các địa phương.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai quy hoạch CCN ở Ninh Bình đã phát sinh những bất cập như: Một số CCN đã được quy hoạch nhưng rất khó thu hút nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng và cơ sở sản, xuất kinh doanh. Trong khi đó, nhiều CCN chưa quy hoạch nhưng lại có nhiều nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư.

Mặt khác, một số CCN đã được quy hoạch, hình thành từ trước năm 2005, nhưng đến nay chưa có CCN nào được đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng (đường nội bộ; cấp, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải; nhà quản lý điều hành, công trình bảo vệ...).

Việc thu hút doanh nghiêp đầu tư kinh doanh hạ tầng các CCN gặp rất nhiều nhó khăn. Đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa thu hút được doanh nghiệp nào đầu tư, kinh doanh hạ tầng CCN. Nguyên nhân là do chưa có cơ chế, chính sách ưu đãi đủ mạnh. Mặt khác do đây là lĩnh vực kinh doanh mới, nguồn vốn đầu tư lớn, thu hồi chậm... nên hầu hết các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đầu tư vào CCN... Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước đối với CCN cũng còn một số hạn chế như: Theo quy định tại Quyết định 105/2009/QĐ-TTG, để quản lý CCN có thể lựa chọn đơn vị kinh doanh hạ tầng CCN hoặc thành lập Trung tâm phát triển CCN. Tuy nhiên, trên địa bàn Ninh Bình lâu nay chưa hình thành các mô hình trên. UBND cấp huyện đang thực hiện nhiệm vụ tương tự Trung tâm phát triển CCN, việc triển khai đầu tư xây dựng CCN, quản lý hoạt động CCN giao cho các phòng chuyên môn khác nhau thực hiện nên thiếu sự đồng bộ trong quản lý...

Để khắc phục những hạn chế đó, theo đề nghị của Sở Công Thương, tháng 6/2015, tỉnh Ninh Bình đã thành lập Trung tâm đầu tư phát triển CCN trực thuộc Sở Công Thương. Theo đó, Trung tâm làm chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng CCN, quản lý, khai thác các công trình hạ tầng, giúp UBND tỉnh, Sở Công Thương thực hiện công tác thu hút đầu tư phát triển.

Đồng thời, tỉnh Ninh Bình đã giao Sở Công Thương xây dựng Quy hoạch phát triển CCN tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Bên cạnh đó, việc Bộ Công Thương được giao xây dựng dự thảo Nghị định về quản lý phát triển CCN thay thế cho Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg sẽ là cơ sở quan trọng giúp các địa phương, trong đó có Ninh Bình, tăng cường công tác quản lý, phát triển các CCN.

Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, bố trí kinh phí hỗ trợ đầu tư hạ tầng CCN theo Quyết định số 40/20015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 về việc Ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016- 2020.
Song Thanh
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam

Vinh danh 90 tác phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024

Trà Vinh: 9 tháng nghiệm thu 6 đề án khuyến công