Quảng Trị: Tìm phương án xử lý những vướng mắc khi chấm dứt dự án nhiệt điện than

Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị đề nghị UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc tìm phương án xử lý những tồn tại vướng mắc liên quan đến dự án nhiệt điện than.
Đưa sản phẩm Quảng Trị vào hệ thống phân phối Saigon Co.op Quảng Trị: 3 tháng xử lý 76 vụ, phạt và tiêu hủy hàng hóa hơn 2,3 tỷ đồng

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 tại Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 (Quy hoạch điện VII).

Tháng 8/2013, dự án được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho Công ty Điện lực Quốc tế Thái Lan (EGATi)- một doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ Thái Lan (nắm giữ 100% vốn chủ sở hữu) làm chủ đầu tư và triển khai thực hiện theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư trên 55.000 tỷ đồng (hơn 2,2 tỷ USD). Công suất của dự án lên đến 1.320 MW, gồm 2 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 660MW.

Theo tính toán, nhà máy sau khi đi vào hoạt động sẽ mang lại sản lượng điện sản xuất 7.200 tỷ Kwh/năm, doanh thu trước thuế khoảng 12.500 tỷ đồng/năm, nộp vào ngân sách địa phương 1.250 tỷ đồng/năm, chưa tính các loại thuế và phí khác. Đây được xem là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Trị trong việc hiện thực hoá mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung vào năm 2030.

Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (10/2015) và được Bộ Công Thương phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi (12/2016).

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc triển khai dự án không như cam kết ban đầu. Tháng 10/2022, tại Diễn đàn Năng lượng Việt Nam-Thái Lan lần 2 diễn ra tại Bangkok, Bộ Năng lượng Thái Lan đã xác nhận dừng triển khai Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị.

Ngày 11/4/2023, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với Công ty Điện lực Quốc tế Thái Lan (EGATi) về vấn đề này. Đặt vấn đề tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đề nghị phía chủ đầu tư sớm thống nhất các giải pháp tháo gỡ nhằm tránh thiệt hại cho cả nhà đầu tư và địa phương. Trong đó, sớm có biên bản xác nhận giữa 2 bên về những nội dung công việc mà tỉnh đã triển khai thực hiện như: Giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư… trước khi nhà đầu tư gửi văn bản đến Chính phủ Việt Nam và Bộ Công Thương về việc tạm dừng dự án.

Đến ngày 31/5/2023, EGATi đã có văn bản gửi Bộ Công Thương thông tin chính thức về việc không tiếp tục thực hiện dự án này. Lý do dừng dự án là do khó khăn trong thu xếp vốn và cam kết của hai Chính phủ về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Việc nhà đầu tư thông báo chấm thực hiện dự án khiến tỉnh Quảng Trị đứng trước bài toán phải sớm tìm kiếm nhà đầu tư thay thế để không lãng phí nguồn ngân sách đã bỏ ra khi đầu tư khu tái định cư phục vụ dự án. Theo đó, ngày 17/9/2019, UBND huyện Hải Lăng đã ban hành thông báo về việc thu hồi 781.145 m2 đất để thực hiện công trình Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị. Đến ngày 28/10/2019, UBND huyện Hải Lăng đã có quyết định thu hồi 568.273/781.145 m2 và tiến hành chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB với số tiền 1,88 tỷ đồng (kinh phí do EGATi chi trả) cho các hộ dân để bàn giao mặt bằng cho EGATi khởi công hạng mục hạ tầng kỹ thuật.

Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ tái định cư dự án, tháng 10/2018, UBND tỉnh Quảng Trị đã phê duyệt dự án Khu tái định cư xã Hải Khê (huyện Hải Lăng) với tổng kinh phí trên 252 tỉ đồng, tổng diện tích quy hoạch 50 ha với 476 lô đất. Dự án này được giao cho UBND huyện Hải Lăng làm chủ đầu tư.

Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Trị cũng giao BQL Khu kinh tế tỉnh làm chủ đầu tư xây dựng đường vào Khu tái định cư xã Hải Khê (giai đoạn 1) với kinh phí 34,8 tỷ đồng từ nguồn vốn Ngân sách Trung ương.

Quảng Trị: Những vướng mắc khi chấm dứt dự án nhiệt điện than
Khu tái định cư xã Hải Khê. Ảnh: Hưng Thơ)

Sở Công Thương Quảng Trị cho biết, hiện nay Ban quản lý Dự án Phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp (UBND huyện Hải Lăng) đang hoàn thiện hồ sơ quyết toán số tiền là 215,7 tỷ đồng đối với hạng mục công trình xây dựng Khu tái định cư và đường vào Khu tái định cư xã Hải Khê (giai đoạn 1). Đến hiện tại, Khu tái định cư xã Hải Khê đã cơ bản hoàn thiện nhiều hạng mục xây dựng; các cơ sở trường học, trạm y tế, trụ sở xã, nhà sinh hoạt cộng đồng đều đã được di dời lên khu tái định cư. Thế nhưng, trên thực tế người dân thuộc khu vực quy hoạch dự án vẫn chưa thể di dời đến khu tái định cư khi dự án bất ngờ bị dừng lại.

Được biết, trong Biên bản ghi nhớ về việc phối hợp triển khai thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị giữa UBND tỉnh Quảng Trị và EGATi (được ký kết ngày 11/7/2014), EGATi sẽ chịu trách nhiệm về chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư. Chi phí này là một phần chi phí dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị.

Tuy nhiên, tại Biên bản thỏa thuận để chấm dứt dự án vào ngày 29/9/2023 giữa EGATi và Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (đại diện cho Bộ Công Thương) có nội dung: “Các bên đồng ý miễn trừ mọi nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý cho nhau liên quan đến Biên bản này. Theo pháp luật hiện hành và theo biên bản thỏa thuận này, cho dù có bất cứ phát sinh nào trước và sau ngày ký thì sẽ không có bất kỳ biện pháp khắc phục và thiệt hại nào xảy ra đối với các bên hoặc một trong hai bên đã ký kết”. Do vậy, việc di dời các hộ dân đến nơi ở mới sau khi hoàn thành khu tái định cư (dự kiến sẽ do EGATi chi trả kinh phí) đành phải dừng lại vì không còn cơ sở thực hiện nữa. Hiện, các thủ tục chấm dứt dự án nêu trên Bộ Công Thương đang tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.

Ông Nguyễn Trường Khoa, Giám đốc Sở Công Thương Quảng Trị cho biết, Sở Công Thương đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị xem xét, tổ chức buổi làm việc với các sở, ngành liên quan để tham mưu UBND tỉnh xem xét, thống nhất trước khi tổ chức ký Biên bản thỏa thuận chấm dứt nêu trên để chấm dứt việc phát triển dự án với EGATi.

Theo đại diện Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị, trên cơ sở đó, tỉnh sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương về tình hình triển khai dự án, các công việc mà tỉnh và nhà đầu tư đã bố trí kinh phí đầu tư để kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cho chuyển đổi dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị từ nhiên liệu than sang sử dụng nhiên liệu khí LNG nhằm phát huy các nguồn vốn đã bố trí đầu tư khu tái định cư, công tác GPMB…

Ông Phạm Ngọc Minh, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Trị cho biết, đối với Khu tái định cư xã Hải Khê, Ban Quản lý Khu kinh tế đang nghiên cứu đề xuất dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm tiếp tục thực hiện GPMB và di dân lên tại khu tái định cư mới. “Hiện nay Ban vẫn đang lấy ý kiến của các sở ngành liên quan để xác định lại nguồn vốn thực hiện dự án này”, ông Minh nói.

UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã có văn bản kiến nghị Bộ Công Thương đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cho phép chấm dứt thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Quảng Trị. Đồng thời, đề xuất chuyển đổi nhiên liệu, hình thức đầu tư và điều chỉnh quy mô công suất của dự án này.
Thành Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Trị

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Xem thêm