Thứ hai 23/12/2024 10:22

Quảng Trị: Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm cho lao động nông thôn

Trước đây, cứ đến mùa mưa là làng nghề sản xuất bánh đa phải nghỉ việc. Thế nhưng, từ khi đầu tư máy móc, thiết bị, sản xuất ra sản phẩm mới, gia đình chị Đỗ Thị Chanh ở làng nghề bánh ướt Phương Lang (xã Hải Ba, huyện Hải Lăng – Quảng Trị) vẫn duy trì sản xuất đều đặn.

 - Chị Chanh cho biết: Từ nguồn vốn hỗ trợ 35 triệu đồng của Trung tâm khuyến công (KC) và xúc tiến thương mại Quảng Trị, chị đã mạnh dạn đầu tư máy sấy khô bánh đa trị giá 74 triệu đồng, áp dụng vào sản xuất rất hiệu quả. Việc sản xuất thực hiện liên tục trong năm, tạo ra việc làm ổn định cho 10 lao động với thu nhập trên 3 triệu đồng/tháng/người. Dù đang là mùa mưa, nhưng mỗi ngày, cơ sở sản xuất của chị vẫn sản xuất hơn 3.000 bánh đa đã sấy khô. Công đoạn sấy khô sản phẩm được thực hiện bằng máy, không phụ thuộc vào thời tiết đã góp phần ổn định sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm hơn, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường.

Việc đầu tư, ứng dụng máy móc, thiết bị sản xuất sản phẩm mới từ làng nghề truyền thống ở hộ kinh doanh Đỗ Thị Chanh là một trong những hoạt động nằm trong đề án khuyến công tỉnh năm 2013 nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động. Đặc biệt, mô hình này rất đảm bảo vệ sinh thực phẩm, chủ động trong sản xuất.

Giai đoạn 2011-2015, Quảng Trị tiếp tục đổi mới hỗ trợ áp dụng các kỹ thuật sản xuất sạch hơn; tăng cường hỗ trợ đào tạo các kỹ năng quản trị, điều hành cho DN, cơ sở CNNT theo hướng chuyên nghiệp, đáp ứng các yêu cầu về pháp luật và nâng cao uy tín trên thị trường; phổ biến kiến thức pháp luật và kỹ thuật sản xuất; xây dựng và thực hiện những đề án điểm, đề án nhiều năm để phát huy tối đa hiệu quả đề án KC…

Ônh Nguyễn Văn Trình - Giám đốc Trung tâm KC và xúc tiến thương mại Quảng Trị - cho biết, những năm qua, Quảng Trị đã nỗ lực triển khai các hoạt động KC như đào tạo lao động; hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng; phát triển sản phẩm mới, sản phẩm truyền thống; xây dựng, quảng bá thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa; quy hoạch cụm CN tập trung tạo mặt bằng cho sản xuất công nghiệp… Chỉ tính riêng năm 2013, nguồn kinh phí  KC quốc gia và địa phương đã hỗ trợ 22 đề án cho các DN, cơ sở CNNT trên địa bàn với kinh phí 1.381,5 triệu đồng. Trong đó có 2 đề án đào tạo nghề cho 205 lao động, 11 đề án hỗ trợ cơ sở CNNT đầu tư mở rộng quy mô, ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất, xử lý ô nhiễm môi trường; 4 đề án hỗ trợ đầu tư hệ thống thiết bị sản xuất bún, bánh thay sản xuất thủ công. Thông qua việc hỗ trợ từ nguồn KC đã thu hút thêm trên 30 tỷ đồng đầu tư phát triển sản xuất từ các cơ sở CNNT.

Tuy nhiên, thách thức đối với hoạt động KC hiện nay là số lượng DN sản xuất công nghiệp còn ít, quy mô nhỏ lẻ, năng lực quản lý, kiến thức kinh doanh hạn chế. Công tác đào tạo nghề từ nguồn KC quốc gia khó thực hiện do định mức kinh phí hỗ trợ đào tạo thấp, thủ tục thanh toán,  quyết toán đối với nội dung đào tạo phức tạp, trong khi số lao động của đề án được xem xét hỗ trợ cao so với điều kiện của tỉnh (mỗi đề án đào tạo nghề phải trên 200 lao động), suất hỗ trợ ứng dụng thiết bị phải có suất đầu tư trên 1 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy cụm CNvà nguồn vốn đối ứng của các DN đầu tư hạ tầng cụm CN phải lớn… Trong khi đó, các DN, cơ sở CNNT của tỉnh không có kế hoạch đầu tư rõ ràng nên việc thu hút vốn từ nguồn này gặp nhiều khó khăn, thậm chí có đề án đã được phê duyệt nhưng phải điều chỉnh, không nhận được nguồn đầu tư.

Việt Nga

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Việc làm

Tin cùng chuyên mục

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa